Trí thông minh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Do đó, đây luôn là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Nhiều phụ huynh thắc mắc con thông minh nhờ gen bố hay mẹ? Di truyền có đóng vai trò quyết định trong trí tuệ của bé hay không và làm sao để con thông minh vượt trội? Cha mẹ hãy cùng Y Dược Tâm An tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Trí thông minh có di truyền không?
Trí thông minh là một khái niệm trừu tượng, nhìn chung nó bao gồm khả năng tiếp nhận kiến thức và thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Trí thông minh được đánh giá bởi nhiều yếu tố như khả năng suy luận, giải quyết vấn đề,… Trong hầu hết các trường hợp, chỉ số IQ được xem như thước đo sự thông minh ở con người.
Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ ở trẻ. Kết quả phân tích sự khác biệt và tương đồng giữa trình tự gen và chỉ số IQ của các thành viên trong gia đình cùng hàng loạt nghiên cứu khác cho thấy, di truyền quyết định tới gần 50% sự hình thành trí thông minh ở người.
(((MedlinePlus: Is intelligence determined by genetics?)))
2. Con thông minh nhờ gen di truyền từ bố hay mẹ?
Theo nhiều báo cáo khoa học, các gen trên nhiễm sắc thể X đóng vai trò quan trọng trong việc di truyền trí thông minh từ bố mẹ sang con cái. Do đó, con thông minh nhờ gen di truyền của mẹ nhiều hơn của bố vì người mẹ có tới 2 nhiễm sắc thể X (XX), trong khi đó số nhiễm sắc thể X ở bố chỉ có 1 (XY).
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bộ gen của con người có một nhóm gen được gọi là “gen có điều kiện”, nhóm này bao gồm một số gen chỉ hoạt động khi được di truyền từ mẹ và một số gen chỉ hoạt động khi di truyền từ bố.
Các kết quả cho thấy gen di truyền có chức năng nhận thức tiến bộ (gen quyết định sự thông minh ở trẻ) cũng nằm trong nhóm “gen có điều kiện” này. Chúng hoạt động bình thường nếu được di truyền từ mẹ và có thể tự động bị vô hiệu hoá nếu được di truyền từ bố.
@yduoctaman.com.vn Con thông minh nhờ gen bố hay mẹ? #conthongminh #conthongminhnhogenbohayme #dayconthongminh #learnontiktok ♬ Pieces (Solo Piano Version) – Danilo Stankovic
Trong một thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi gen trên chuột, khi các nhà khoa học tăng thêm gen di truyền từ chuột mẹ sang chuột con, kết quả lô chuột con mới sinh ra có não bộ lớn hơn trong khi cơ thể nhỏ lại. Ngược lại, khi tăng gen di truyền từ chuột bố, não bộ của chuột con lại có xu hướng nhỏ lại trong khi cơ thể có kích thước tăng nhiều hơn.
Các nhà nghiên cứu cũng đã xác định được 6 vùng tế bào chỉ chứa gen di truyền từ chuột mẹ hoặc chỉ chứa gen di truyền từ chuột bố trên não bộ chuột con, các vùng này kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể.
Trong đó, những tế bào mang gen từ chuột bố xuất hiện trong các bộ phận thuộc hệ thống limbic, liên quan đến các chức năng như tình dục, ăn uống, hành vi gây chiến,… Các tế bào mang gen từ chuột mẹ được tìm thấy trong vùng vỏ não, đây là nơi quyết định các chức năng nhận thức cao nhất như khả năng tư duy, giao tiếp, lập kế hoạch,…
Để đảm bảo kết quả trên chuột cũng tương tự như trên cơ thể người, các nhà khoa học ở Glasgow (Anh) đã tiến hành khảo sát gần 12700 thanh niên trong độ tuổi 14-22, thống kê cho thấy dù có nhiều yếu tố xã hội và môi trường sống khác nhau nhưng tỉ lệ khác biệt giữa trí tuệ của con cái và người mẹ chỉ khoảng 15%.
(((Genk: Khoa học chứng minh con thông minh chủ yếu là nhờ mẹ)))
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ
Gen di truyền từ bố mẹ có vai trò quan trọng nhưng không quyết định hoàn toàn trí thông minh ở trẻ. Sự hình thành và phát triển trí tuệ của trẻ có rất nhiều yếu tố tác động đến nhưng theo các chuyên gia, các nhân tố chính ảnh hướng đến chỉ số IQ ở trẻ bao gồm:
Sữa mẹ
Trong sữa mẹ có nhiều hoạt chất giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ ở trẻ, đặc biệt có chứa taurine – một loại acid amin có vai trò quan trọng trong việc hình thành, phân hóa các tế bào thần kinh, phát triển nút dây thần kinh.
Lượng taurine trong sữa mẹ cao hơn khoảng 10 lần so với sữa công thức được bày bán trên thị trường. Theo các kết quả khảo sát, trẻ em bú sữa mẹ làm bài kiểm tra IQ nhanh hơn 3-10 phút so với trẻ em không bú sữa mẹ. Một nghiên cứu tại đại học Cambridge cũng cho thấy các bé bú sữa mẹ có chỉ số IQ cao hơn khoảng 10 điểm so với các bé ăn sữa công thức.
Chế độ dinh dưỡng
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng trong bào thai và những năm đầu đời có tầm quan trọng to lớn đối với sự phát triển não bộ và hoàn thiện hệ thần kinh.
Cụ thể:
- Chế độ ăn hàng ngày cung cấp đầy đủ sinh dưỡng cần thiết giúp trí não phát triển và kích thích quá trình ghi nhớ, sáng tạo
- Thức ăn chứa nhiều taurin, vitamin B12, DHA, Omega 3,6,9,… giúp phát triển trí tuệ ở trẻ hiệu quả
- Trẻ ăn nhiều thịt thường có chỉ số IQ thấp hơn trẻ ăn nhiều rau, củ, quả, chưa kể trẻ ăn số lượng lớn thịt sẽ tăng cao nguy cơ các bệnh tim mạch, béo phì,…
- Trẻ không ăn sáng cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển trí thông minh, bởi vì sự hấp thu protein, carbohydrate, các vitamin và nguyên tố vi lượng từ bữa sáng rất quan trọng trong sự phát triển của não bộ. Theo kết quả khảo sát của các chuyên gia đến từ bệnh viện Alexandra Singapore, trẻ em không ăn sáng thường có kết quả học tập kém và phản ứng chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa có thói quen ăn sáng hàng ngày.
Thể trạng và trọng lượng cơ thể
Thể trạng và cân nặng cơ thể cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí tuệ ở trẻ.
Các trẻ có thể trạng tốt thường có IQ cao hơn các trẻ có thể trạng yếu. Theo các nghiên cứu của đại học New Mexico (Mỹ), các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến trí thông minh ở trẻ.
Về cân nặng cơ thể, nếu trẻ có trọng lượng lớn hơn 20% so với các bạn bình thường cùng trang lứa thì tầm nhìn, thính giác, khả năng hấp thu kiến thức cũng sẽ ở mức thấp hơn. Điều này có thể là do trẻ béo phì, chất béo trong não nhiều, tác động xấu đến sự phát triển của các tế bào thần kinh.
Ngược lại, trẻ suy dinh dưỡng, còi cọc cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ.
Môi trường sống và hoàn cảnh gia đình
Theo kết quả các thống kê thu được, trẻ em được nuôi dưỡng trong môi trường khô khan, thiếu tình yêu thương trong cách giáo dục của cha mẹ thường có chỉ số thông minh không cao.
Một nghiên cứu cho thấy chỉ số IQ trung bình của các trẻ 3 tuổi sống trong trại mồ côi hay những gia đình cha mẹ thường xuyên đi vắng chỉ đạt khoảng 60,5. Trong khi đó, chỉ số IQ trung bình ở những trẻ 3 tuổi sống trong một môi trường lành mạnh đạt khoảng 91,8.
Ngược lại, nếu trẻ được sống trong một môi trường tốt, có đủ sự yêu thương và giáo dục từ gia đình, xã hội sẽ phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần, kết quả chỉ số IQ thường cao.
Các loại thuốc
Nhiều loại thuốc ngoài công dụng điều trị bệnh cũng để lại không ít tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí tuệ ở trẻ, đặc biệt là các loại kháng sinh được sử dụng trong thời gian dài.
4. Cha mẹ cần làm gì để bé thông minh hơn
Đến đây, chắc hẳn mọi người cũng biết trí thông minh ở trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Vậy làm sao để chủ động tăng cao chỉ số IQ cho con? Dưới đây là một số biện pháp nâng cao trí thông minh cho trẻ mà cha mẹ có thể tham khảo:
Nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ không chỉ chứa nhiều thành phần cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ như đã đề cập bên trên mà còn chứa nhiều kháng thể giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh, có thể trạng tốt, đây là tiền đề để phát triển tốt trí thông minh ở trẻ em.
Do đó, các bậc phụ huynh nên ưu tiên dùng sữa mẹ để nuôi con trong những năm đầu đời, tránh để con dùng sữa công thức ngay từ sớm.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Để bé phát triển trí tuệ tốt nhất, cha mẹ cần:
- Cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé.
- Khuyến khích bé ăn rau củ quả, tránh ăn quá nhiều thịt.
- Cho bé ăn bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin B12, DHA, taurin,..
- Rèn cho bé thói quen ăn sáng hàng ngày, hạn chế bỏ bữa sáng.
Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm, cha mẹ có thể cho bé sử dụng các loại sản phẩm chức năng tốt cho trí não như cốm trí tuệ, viên bổ não,…
Với thành phần Dry n-3 DHA 11-D 10% đạt chuẩn WHO cùng các dược liệu chiết xuất trực tiếp từ hạt hạnh nhân, quả óc chó, yến mạch,.. cốm Noben Kid đem lại công dụng vượt trội hơn so với các loại cốm khác trên thị trường. Sản phẩm giúp hỗ trợ tăng khả năng tập trung, ghi nhớ và kích thích sáng tạo ở trẻ hiệu quả.
Tăng cường sự gắn kết, tương tác giữa cha mẹ và con cái
Môi trường giáo dục và sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình tạo điều kiện cho trẻ hình thành các cảm xúc lành mạnh, ổn định và giúp trí não phát triển tốt.
Những đứa trẻ nhận được sự yêu thương, quan tâm, động viên, khích lệ từ cha mẹ và người thân thường có xu hướng tự tin, điềm tĩnh, kiên trì, tích cực và thông minh hơn.
Do đó, các nhà nghiên cứu luôn khuyên các bậc cha mẹ hiện đại dành nhiều thời gian chơi và quan tâm tới con cái của mình.
Động viên trẻ giao tiếp, kết nối bạn bè
Giao tiếp và kết nối giúp trẻ có được môi trường phát triển lành mạnh, trẻ sẽ trở nên hoạt bát, lanh lợi hơn khi được tiếp xúc giao lưu với nhiều bạn bè.
Đồng thời, giao tiếp cũng là cách để giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy, ngôn ngữ và đàm phán.
Khuyến khích trẻ tập thể dục, thể thao
Rèn luyện thể dục thể thao không chỉ giúp trẻ có thân thể khỏe mạnh mà còn giúp trí tuệ của trẻ phát triển hơn. Khi tập luyện, lưu lượng máu đến phần não tập trung vào trí nhớ và học tập tăng thêm 30%, đây là điều kiện tốt để tái tạo các tế bào não, góp phần giúp phát triển trí thông minh ở trẻ.
Phương pháp giáo dục khoa học
Cha mẹ nên có phương pháp giáo dục khoa học và phù hợp cho trẻ từ sớm, điều đó giúp rèn cho trẻ khả năng tư duy, tính kỷ luật tự giác, sáng tạo và ham học hỏi, đây là tiền đề tốt để phát triển trí thông minh.
Bài viết bên trên là toàn bộ thông tin để giải đáp cho câu hỏi “con thông minh nhờ gen bố hay mẹ?” cũng những yếu tố ảnh hưởng và phương pháp nâng cao trí thông minh ở trẻ mà cha mẹ nên biết. Nếu có vấn đề gì cần giải đáp hoặc tư vấn, các bạn để lại bình luận dưới bài viết nhé!
Ý kiến của bạn