Y Dược Tâm An - Thông tin sức khỏe

  • Trang Chủ
  • Bệnh
  • Thực Phẩm Chức Năng
    • Mẹ Và Bé
    • Cơ Xương Khớp
    • Giảm Cân
    • Hô Hấp
    • Nội Tiết
    • Sinh Lý Nam
    • Sinh Lý Nữ
    • Thần Kinh
    • Tiêu Hóa
    • Tim Mạch
    • Vitamin Và Khoáng Chất
  • Thuốc
  • Dược Mỹ Phẩm
  • Chăm Sóc Cá Nhân
  • Thiết Bị Y Tế
  • Góc Sức Khỏe
    • Mẹ Và Bé
  • Xem Thêm
    • Hỏi đáp
    • Giới Thiệu
Trang chủ » Bệnh » Acid uric cao nên ăn gì, kiêng gì? Những lưu ý cần biết

Acid uric cao nên ăn gì, kiêng gì? Những lưu ý cần biết

Được chia sẻ: Nguyễn Quý Dưỡng | Ngày chia sẻ: 12 Tháng Ba, 2021 | Lượt xem: 265 views

Sự tăng acid uric máu là nguyên nhân quan trọng của bệnh gout. Vì vậy, axit uric cao nên ăn gì và kiêng ăn gì là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng Y Dược Tâm An tìm kiếm lời giải đáp ở trong bài viết này.

Acid uric máu cao nên ăn gì, kiêng ăn gì

Mục lục

  • Tăng acid uric máu và các nguy cơ có thể gặp phải
    • Bệnh gout
    • Bệnh tim mạch
    • Bệnh gan, thận
  • Acid uric trong máu tăng cao do đâu?
    • Do tăng sinh acid uric
    • Do giảm thải trừ acid uric máu
  • Axit uric cao nên ăn gì?
    • Trái cây giàu vitamin C
    • Rau củ giàu chất xơ
    • Sữa tươi ít béo hoặc sữa không đường
  • Axit uric cao nên kiêng gì?
    • Thực phẩm có chứa nhiều nhân purin
    • Đồ ăn thức uống có tính kích thích
    • Ăn mặn
  • Một số lưu ý

Tăng acid uric máu và các nguy cơ có thể gặp phải

Acid uric là sản phẩm được tạo thành do sự phân hủy nhân purin có trong thức ăn và các tế bào trong cơ thể. Sau đó, chúng được hòa tan vào máu, đưa đến thận, được lọc qua thận và đào thải qua nước tiểu, một phần nhỏ đào thải qua phân.

Nồng độ acid uric vượt ngưỡng cho phép là 420 micromol/lít đối với nam và 360 micromol/lít đối với nữ sẽ được gọi là tăng acid uric máu.

Khi lượng acid uric máu tăng cao (trên 7 mg%), cơ thể sẽ có những phản ứng thích nghi nhằm giảm nồng độ chất này: tăng bài tiết qua thận, lắng đọng và kết tủa tinh thể urat trong các tổ chức,… gây nên một số căn bệnh thường gặp.

Bệnh gout

Gout là căn bệnh dễ mắc phải nhất khi nồng độ aicd uric máu tăng cao. Lượng acid uric dư thừa lắng đọng tại các khớp, sụn, gân,… gây viêm và hình thành bệnh gout.

Tăng acid uric máu
Bệnh gout

Bệnh tim mạch

Acid uric lắng đọng tại thành mạch, màng ngoài tim, lắng đọng tại các mảng cholesterol trong thành mạch và đi khắp cơ thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, huyết áp, tim mạch, xơ vữa động mạch… Đây là những căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới tính mạng con người.

Bệnh gan, thận

Với vai trò đảm nhiệm chức năng đào thải acid uric, thận sẽ bị quá tải khi lượng acid uric tăng cao, mất kiểm soát. Acid uric lắng đọng tại các tổ chức thận gây viêm kẽ thận, sỏi thận, suy thận… lắng đọng tại gan gây ảnh hưởng chức năng gan, xơ gan,…

Acid uric trong máu tăng cao do đâu?

Thông thường, acid uric máu trong cơ thể được giữ ở mức ở cân bằng giữa quá trình tổng hợp và quá trình đào thải. Tăng acid uric máu xảy ra khi mất đi sự cân bằng này.

Do tăng sinh acid uric

Nội sinh:

  • Rối loạn chuyển hóa enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa acid uric.
  • Tăng dị hóa các tế bào có nhân purin (tiêu hủy tế bào): bệnh tan máu, ung thư… dẫn đến tăng thoái hóa purin nội sinh

Ngoại sinh: thức ăn đưa vào cơ thể chứa nhiều nhân purin, thường gặp trong các thực phẩm giàu đạm như thịt đỏ, hải sản,…

Nguyên nhân tăng acid uric máu
Ăn thực phẩm giàu nhân purin có thể làm tăng acid uric máu

Do giảm thải trừ acid uric máu

Việc sử dụng các thuốc lợi tiểu hoặc người bệnh có các vấn đề về gan, thận như: suy giảm chức năng thận, suy thận,…thường làm cho khả năng bài tiết của thận giảm, dẫn tới giảm khả năng đào thải acid uric trong máu ra ngoài.

Bên cạnh đó, khi các loại đồ uống có cồn như rượu, bia,…được đưa vào cơ thể, chúng sẽ chuyển hóa thành các sản phẩm độc hại có gốc acid, cạnh tranh với acid uric, làm giảm lượng acid uric được hòa tan trong nước tiểu, dẫn đến giảm lượng acid uric bị đào thải ra ngoài.

☛ Một trong những biện pháp quan trọng để hạn chế acid uric trong máu tăng cao là sử dụng các thực phẩm không có hoặc ít có nhân purin và có công dụng tăng cường đào thải acid uric qua đường tiết niệu.

Axit uric cao nên ăn gì?

Trái cây giàu vitamin C

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, vitamin C có khả năng hỗ trợ cho việc giảm acid uric máu.

Các loại trái cây với hàm lượng vitamin C dồi dào có thể kể đến như:

Chuối: là một thực phẩm phổ biến, giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều vitamin C, B6, chất xơ, acid folic,.. rất tốt trong việc giảm acid uric máu.

Ổi: hàm lượng vitamin C, kali của ổi khiến nó trở thành một thực phẩm tuyệt vời trong việc giảm acid uric máu, hỗ trợ đánh tan các tinh thể urat lắng đọng ở các tổ chức mô, khớp,… Ngoài ra, đây cũng là loại trái cây giàu dinh dưỡng, hỗ trợ phòng ngừa ung thư, giảm nguy cơ về các bệnh tim mạch, huyết áp,…

Dứa: đặc biệt giàu vitamin C, acid hữu cơ, rất bổ dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa, giảm xơ cứng động mạch, viêm khớp và gout.

Cherry (anh đào): ngoài việc rất giàu vitamin C, cherry còn chứa hoạt chất chống viêm nhóm flavonoid có tên anthocyanin. Anthocyanin có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, hỗ trợ quá trình sản xuất cytokin tăng miễn dịch. Cherry không chỉ hỗ trợ giảm nồng độ acid uric máu mà còn ngăn chặn acid uric kết tinh tại các khớp.

Acid uric cao nên ăn gì?
Acid uric cao nên ăn trái cây, rau củ giàu vitamin C

Rau củ giàu chất xơ

Rau cần: Rau cần hầu như không chứa nhân purin, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giảm đau, khu phong, trừ thấp,… đặc biệt tốt cho người acid uric máu cao, nhất là những bệnh nhân gout.

Súp lơ: Giàu vitamin C và chứa rất ít nhân purin (100g chỉ có dưới 75 mg), có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, phù hợp cho người có acid uric cao.

Dưa chuột: cũng là một thực phẩm chứa nhiều vitamin C, kali, nhiều nước, có tác dụng lợi tiểu, giúp đào thải acid uric rất hiệu quả.

Cải xanh: hầu như không chứa nhân purin, giàu vitamin C, kali, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, thông lợi tràng vị, thích hợp cho người acid uric máu cao, bệnh nhân gout.

Sữa tươi ít béo hoặc sữa không đường

Acid uric cao nên ăn gì?
Sữa tươi ít béo hoặc sữa không đường sẽ tốt hơn

Sữa không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất, mà lượng protein có chứa nhân purin trong sữa lại rất ít, thường chỉ rơi vào khoảng < 13mg purin/ 100g sữa.

Sữa tươi ít béo/không đường rất tốt cho người có chỉ số acid uric cao. Một nghiên cứu của nhóm bác sĩ Bệnh viện Massachusetts General đã được công bố trên Tạp chí Y học New England 2004 cho biết: uống sữa ít béo giúp giảm nồng độ acid uric sau 3 giờ.

Axit uric cao nên kiêng gì?

Thực phẩm có chứa nhiều nhân purin

Thịt nội tạng: gan, tim, thận, não, tụy, dạ dày… chứa trên 300mg purin/100g thịt, gây tích tụ acid uric rất nhanh.

Thịt đỏ (thịt dê, thịt cừu, thịt nạc bò…), thịt thú săn (gà lôi, thịt bê, thịt nai…) cũng là các loại thực phẩm chứa hàm lượng purin từ mức trung bình đến cao và nên hạn chế cho những bệnh nhân bị acid uric máu tăng.

Một số loại cá: cá trích, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết chấm đen… có hàm lượng purin cao hơn các loại cá khác.

Một số hải sản: sò điệp, cua, tôm, trứng cá,… Người bệnh có thể bị viêm đau khớp ngay sau khi ăn những loại hải sản này.

Một số loại rau mầm: giá đỗ, nấm với hàm lượng purin rất cao (khoảng 480mg/100g nấm), măng tây (150mg purin/100g),,… chúng sẽ làm tăng nhanh tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể người bệnh.

Đồ ăn thức uống có tính kích thích

Bia rượu là nguồn cung cấp lượng lớn nhân purin, làm tăng quá trình tổng hợp acid uric. Bên cạnh đó, chúng còn là yếu tố gây suy giảm chức năng gan, thận, giảm khả năng đào thải acid uric trong cơ thể. Đặc biệt, đối với những người có chỉ số acid uric trong máu cao, việc kết hợp rượu bia cùng hải sản hay các loại thịt đỏ là vô cùng nguy hiểm.

Ngoài bia rượu, trà đặc, cà phê, hạt tiêu, hồi, quế ớt,… cũng là những thứ cần tránh cho người có chỉ số acid uric máu cao.

Ăn mặn

Ăn mặn có thể làm cơ thể mắc rất nhiều bệnh về huyết áp, tim mạch, dạ dày,…và thận. Ăn mặn tạo gánh nặng cho thận, khiến thận phải làm việc quá tải, dẫn tới sự tồn đọng acid uric máu.

Acid uric cao nên kiêng gì?
Acid uric máu cao cần tránh ăn mặn

Một số lưu ý

Người bệnh nên uống đủ 2-3 lít nước/ngày để vừa có thể cung cấp đủ nước, vừa làm loãng và kích thích đào thải acid uric cũng như các độc tố ra khỏi cơ thể.

Người bị gout nặng, acid uric máu tăng quá cao nên ăn chay theo chu kỳ như ngày ăn táo, ngày ăn súp lơ, ngày ăn dưa chuột, rau xanh,… thay đổi luân phiên để hỗ trợ điều trị bệnh.

Kết hợp chế độ dinh dưỡng, kiêng khem phù hợp cùng việc nghỉ ngơi, tập luyện khoa học sẽ góp phần ổn định acid uric máu.

Bài viết liên quan:

  • [GỢI Ý] Thực đơn cho người bệnh Gout trong 1 tuần
  • [GIẢI ĐÁP] Người bị bệnh Gout có được ăn trứng không?

Tác giả: Nguyễn Quý Dưỡng
★★★★★★
Chia sẻ

Nguyễn Quý Dưỡng

Nguyễn Quý Dưỡng - K73 Đại học Dược Hà Nội.

Bài viết liên quan
Bệnh gút có uống cà phê được không?

Bệnh gút uống cà phê được không?

Bệnh gout ăn được thịt gì?

Bệnh gout ăn được thịt gì? Lưu ý để bệnh không nặng thêm

Sữa dành cho người bệnh gout

Người bị bệnh gút có uống sữa được không? Loại sữa nào phù hợp?

Bài viết nên xem
Dream Lybo

Viên sủi tăng cân Dream Lybo có tác dụng phụ không? Cách dùng

Kem chống lão hóa Favita Plus

Kem Favita Plus có tốt không? Hướng dẫn cách sử dụng

Thực phẩm chức năng Zextra

Viên sủi xương khớp Zextra: Thành phần, công dụng

Ý kiến của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Facebook
Facebook

Bài viết mới nhất

Viên sủi TOCA có bán ở hiệu thuốc không? Công dụng, giá bán

Viên sủi TOCA có bán ở hiệu thuốc không? Công dụng, giá bán

T5, 8 Tháng Chín, 2022

[REVIEW] Cốc nguyệt san BeUCup có tốt không? Cách sử dụng

[REVIEW] Cốc nguyệt san BeUCup có tốt không? Cách sử dụng

T4, 7 Tháng Chín, 2022

[REVIEW] Cốc nguyệt san Ovacup có tốt không? Cách dùng

[REVIEW] Cốc nguyệt san Ovacup có tốt không? Cách dùng

T2, 5 Tháng Chín, 2022

[CHÍNH HÃNG] Sữa tăng cân HiWeight có tốt không? Giá bán

[CHÍNH HÃNG] Sữa tăng cân HiWeight có tốt không? Giá bán

T2, 5 Tháng Chín, 2022

Tại sao mẹ nên chọn sản phẩm tăng chiều cao Hito cho con?

Tại sao mẹ nên chọn sản phẩm tăng chiều cao Hito cho con?

T2, 22 Tháng Tám, 2022

  • Copyright © 2021 - yduoctaman.com.vn. All Rights Reserved.
  • Thiết kế web: caia.vn
↑