Y Dược Tâm An - Thông tin sức khỏe

  • Trang Chủ
  • Bệnh
  • Thực Phẩm Chức Năng
    • Mẹ Và Bé
    • Cơ Xương Khớp
    • Giảm Cân
    • Hô Hấp
    • Nội Tiết
    • Sinh Lý Nam
    • Sinh Lý Nữ
    • Thần Kinh
    • Tiêu Hóa
    • Tim Mạch
    • Vitamin Và Khoáng Chất
  • Thuốc
  • Dược Mỹ Phẩm
  • Chăm Sóc Cá Nhân
  • Thiết Bị Y Tế
  • Góc Sức Khỏe
    • Mẹ Và Bé
  • Xem Thêm
    • Hỏi đáp
    • Giới Thiệu
Trang chủ » Bệnh » Bệnh gút uống cà phê được không?

Bệnh gút uống cà phê được không?

Được chia sẻ: Nguyễn Quý Dưỡng | Ngày chia sẻ: 17 Tháng Tư, 2021 | Lượt xem: 318 views

Gout là bệnh viêm khớp do sự lắng đọng các tinh thể muối urat tại dịch khớp và các mô xung quanh. Nguyên nhân của bệnh là sự tăng acid uric trong máu. Acid uric trong máu được tổng hợp nhờ quá trình chuyển hóa purin. Vì vậy, việc tiêu thụ các thực phẩm giàu purin có thể dẫn đến nồng độ acid uric trong máu cao. Người bệnh gout có nhu cầu uống cà phê thường lo lắng: Bệnh gút uống cà phê được không? Cà phê có lợi hay gây hại? Y Dược Tâm An sẽ cùng bạn tìm hiểu ở bài viết này.

Bệnh gút có uống cà phê được không?

Mục lục

  • Hàm lượng purin trong cà phê
  • Nghiên cứu cho thấy cà phê tốt cho bệnh gút
  • Nghiên cứu có kết quả khác
  • Cà phê có gây hại cho bệnh gút không?
  • Lưu ý khi người bệnh gút uống cà phê

Hàm lượng purin trong cà phê

Cà phê là đồ uống thuộc nhóm có hàm lượng purin thấp: 0 – 50mg purin trên 100g [1]Gout: The ‘At Your Fingertips Guide’ (Prof. R. Grahame, Dr. A. Simmonds and Dr. E. Carrey)

Nghiên cứu cho thấy cà phê tốt cho bệnh gút

Cà phê chứa hơn 1000 loại hợp chất, bao gồm caffein, carbohydrat, lipid, hợp chất nitơ, vitamin, khoáng chất, alkaloid và các hợp chất phenolic.

Đa số các nghiên cứu khoa học đã chứng minh: cà phê có thể góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout.

Cà phê được cho là làm giảm nồng độ axit uric trong huyết thanh bằng một số cơ chế: [2]✅ PubMed Central: Epidemiology of Gout

  • Cà phê giàu chất chống oxy hóa, ví dụ như acid chlorogenic có tác dụng giảm đề kháng insulin, từ đó tăng cường đào thải urat qua thận.
  • Caffein (1,3,7-trimethyl-xanthin) là một methyl xanthin, vì vậy, nó có thể là một chất ức chế cạnh tranh của xanthin oxidase – enzyme chính trong các con đường chuyển hóa purin. Tác dụng này đã được chứng minh ở chuột [3]✅ PubMed Central: Inhibitory effects of methylxanthines on the activity of xanthine oxidase
  • Trong cà phê, các xanthin không phải caffein cũng có thể ức chế sự tổng hợp acid uric. [4]✅ PubMed Central: Inverse association between coffee drinking and serum uric acid concentrations in middle-aged Japanese males
Người bệnh gout có uống cà phê được không?
Cơ chế tác động tới quá trình chuyển hóa acid uric [5]✅ PubMed Central: Proposed mechanism of action of lifestyle factors in the aetiology of hyperuricaemia and gout

Nghiên cứu trong 26 năm, khảo sát mối quan hệ giữa việc uống cà phê và nguy cơ mắc bệnh gút ở 89.433 nữ giới đã đưa ra kết luận: Việc tiêu thụ cà phê trong thời gian dài có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh gout ở phụ nữ. [6]✅ PubMed Central: Coffee consumption and risk of incident gout in women: the Nurses’ Health Study

Một nghiên cứu khác diễn ra trong 12 năm, theo dõi trên 45.869 nam giới không có tiền sử bệnh gout ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu cũng cho thấy: Uống cà phê lâu dài có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh gout. [7]✅ PubMed Central: Coffee consumption and risk of incident gout in men: a prospective study

Nghiên cứu có kết quả khác

Trong một đánh giá có hệ thống [8]Tạm dịch từ “systematic review” và phân tích tổng hợp [9]Tạm dịch từ “meta-analysis” [10]✅ PubMed Central: Is coffee consumption associated with a lower risk of hyperuricaemia or gout? A systematic review and meta-analysis, 11 nghiên cứu kiểm tra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ cà phê với nồng độ axit uric huyết thanh. Kết luận cho thấy: mặc dù có các chứng cứ cho việc uống cà phê làm giảm bệnh gout nhưng kết quả đưa ra chưa có ý nghĩa về mặt thống kê.

Cà phê có gây hại cho bệnh gút không?

Rất ít bằng chứng cho thấy việc uống cà phê là nguyên nhân gây ra bệnh gout hoặc làm tăng nguy cơ bùng phát cơn gout.

Phần lớn các chứng cứ ủng hộ việc uống cà phê có thể giảm nguy cơ mắc bệnh gout.

Lưu ý khi người bệnh gút uống cà phê

Trà [11]✅ PubMed Central: Is tea consumption associated with the serum uric acid level, hyperuricemia or the risk of gout? A systematic review and meta-analysis và cà phê đã tách caffein [12]✅ PubMed Central: Effect of decaffeinated coffee on function and nucleotide metabolism in kidney không có tác dụng hạ acid uric tương tự như cà phê. Lợi ích từ việc uống cà phê có thể rõ ràng nhất khi bạn uống cà phê đều đặn hằng ngày.

Bổ sung một vài muỗng sữa ít béo trong cà phê của bạn có thể là sự lựa chọn tốt nhưng hãy hạn chế lượng đường thêm vào. Lượng đường cao có thể là 1 yếu tố nguy cơ trong sự tiến triển của bệnh gout [13]✅ PubMed Central: Consumption of sugar sweetened beverages and dietary fructose in relation to risk of gout and hyperuricemia: a systematic review and meta-analysis

Xem thêm: Người bị bệnh gút có uống sữa được không? Loại sữa nào phù hợp?

Chú thích, tham khảo[+]

Chú thích, tham khảo
↑1 Gout: The ‘At Your Fingertips Guide’ (Prof. R. Grahame, Dr. A. Simmonds and Dr. E. Carrey)
↑2 ✅ PubMed Central: Epidemiology of Gout
↑3 ✅ PubMed Central: Inhibitory effects of methylxanthines on the activity of xanthine oxidase
↑4 ✅ PubMed Central: Inverse association between coffee drinking and serum uric acid concentrations in middle-aged Japanese males
↑5 ✅ PubMed Central: Proposed mechanism of action of lifestyle factors in the aetiology of hyperuricaemia and gout
↑6 ✅ PubMed Central: Coffee consumption and risk of incident gout in women: the Nurses’ Health Study
↑7 ✅ PubMed Central: Coffee consumption and risk of incident gout in men: a prospective study
↑8 Tạm dịch từ “systematic review”
↑9 Tạm dịch từ “meta-analysis”
↑10 ✅ PubMed Central: Is coffee consumption associated with a lower risk of hyperuricaemia or gout? A systematic review and meta-analysis
↑11 ✅ PubMed Central: Is tea consumption associated with the serum uric acid level, hyperuricemia or the risk of gout? A systematic review and meta-analysis
↑12 ✅ PubMed Central: Effect of decaffeinated coffee on function and nucleotide metabolism in kidney
↑13 ✅ PubMed Central: Consumption of sugar sweetened beverages and dietary fructose in relation to risk of gout and hyperuricemia: a systematic review and meta-analysis
Tác giả: Nguyễn Quý Dưỡng
★★★★★★
Chia sẻ

Nguyễn Quý Dưỡng

Nguyễn Quý Dưỡng - K73 Đại học Dược Hà Nội.

Bài viết liên quan
Bệnh gout ăn được thịt gì?

Bệnh gout ăn được thịt gì? Lưu ý để bệnh không nặng thêm

Sữa dành cho người bệnh gout

Người bị bệnh gút có uống sữa được không? Loại sữa nào phù hợp?

Acid uric máu cao nên ăn gì, kiêng ăn gì

Acid uric cao nên ăn gì, kiêng gì? Những lưu ý cần biết

Bài viết nên xem
Dung dịch Nano Curcumin OIC

Dung dịch Nano Curcumin OIC lừa đảo? Thành phần, công dụng

colomi

Sữa non Colomi xuất xứ từ nước nào? Có thể thay sữa bột công thức cho bé?

Ngũ cốc Lạc Lạc

Ngũ cốc Lạc Lạc ngày uống mấy gói? Có thực sự tốt không?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Facebook
Facebook

Bài viết mới nhất

Viên sủi TOCA có bán ở hiệu thuốc không? Công dụng, giá bán

Viên sủi TOCA có bán ở hiệu thuốc không? Công dụng, giá bán

T5, 8 Tháng Chín, 2022

[REVIEW] Cốc nguyệt san BeUCup có tốt không? Cách sử dụng

[REVIEW] Cốc nguyệt san BeUCup có tốt không? Cách sử dụng

T4, 7 Tháng Chín, 2022

[REVIEW] Cốc nguyệt san Ovacup có tốt không? Cách dùng

[REVIEW] Cốc nguyệt san Ovacup có tốt không? Cách dùng

T2, 5 Tháng Chín, 2022

[CHÍNH HÃNG] Sữa tăng cân HiWeight có tốt không? Giá bán

[CHÍNH HÃNG] Sữa tăng cân HiWeight có tốt không? Giá bán

T2, 5 Tháng Chín, 2022

Tại sao mẹ nên chọn sản phẩm tăng chiều cao Hito cho con?

Tại sao mẹ nên chọn sản phẩm tăng chiều cao Hito cho con?

T2, 22 Tháng Tám, 2022

  • Copyright © 2021 - yduoctaman.com.vn. All Rights Reserved.
  • Thiết kế web: caia.vn
↑