Bệnh gout ăn được thịt gì là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân. Thịt đóng vai trò quan trọng trong thực đơn hằng ngày và gần như là món ăn không thể thiếu. Y Dược Tâm An sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu thêm thông tin về các loại thịt mà người bệnh gout có thể ăn hoặc cần tránh, những lưu ý để không làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Mục lục
Nguyên nhân của bệnh gout
Bệnh gout tiến triển khi acid uric tích tụ trong cơ thể, lắng đọng trong dịch khớp và các mô xung quanh. Sự tăng sản sinh acid uric hoặc giảm thải trừ acid uric là nguyên nhân gây ra bệnh gout.
Acid uric có thể tăng sản sinh khi rối loạn một số men tham gia chuyển hóa acid uric. Nguyên nhân cũng có thể do sự tăng tiêu tế bào như bệnh tăng sinh tủy, bệnh ác tính… hoặc tiêu thụ thức ăn nhiều nhân purin.
Thông thường, acid uric được lọc bởi thận và đào thải qua nước tiểu. Khi quá trình này gặp vấn đề, acid uric dư thừa có thể tích tụ thành các tinh thể hình kim tại các khớp gây viêm khớp, hoặc lắng đọng tinh thể urat ở thận gây tổn thương thận, sỏi thận…
Vai trò của Purin đối với bệnh gout
Purin là hợp chất có trong thành phần của một số thực phẩm. Khi ăn thực phẩm có chứa nhân purin, cơ thể sẽ chuyển hóa chúng thành acid uric. Vì vậy, một chế độ ăn uống ít purin góp phần tích cực trong việc ngăn ngừa bệnh gout.
Một nghiên cứu của trường đại học Boston trên 633 bệnh nhân gút (((✅ PubMed Central: Purine-rich foods intake and recurrent gout attacks))) đã đưa ra kết luận: Những bệnh nhân gout với chế độ ăn giàu purin sẽ có nguy cơ tái phát cơn gout nhiều gấp 5 lần so với người có chế độ ăn ít purin.
Vì vậy, tìm hiểu về hàm lượng purin trong thực phẩm, đặc biệt với thịt động vật là điều cần thiết.
Người bệnh gout có nên ăn thịt không?
Mỗi thực phẩm có chứa hàm lượng purin khác nhau. Không phải tất cả các loại thịt đều chứa nhiều purin.
Nhóm A: 0 – 50 mg purin/100 g
|
Chất béo, trong giới hạn calo hợp lý (Bơ, hầu hết các loại dầu ăn, mỡ lợn, nước xốt salad, sốt mayonnaise) |
Ngũ cốc: Tất cả ngoại trừ những loại thuộc Nhóm B (hầu hết các loại bánh mì và bánh ngọt, hầu hết ngũ cốc ăn sáng, bánh quy, gạo, lúa mạch và mì ống được cho phép ở mức độ vừa phải) | |
Các sản phẩm từ sữa: sữa, kem, sữa chua, pho mát, trứng – lưu ý hàm lượng chất béo cao trong hầu hết các sản phẩm từ sữa | |
Rau: Tất cả, trừ những loại thuộc nhóm B | |
Các loại hạt: Trừ đậu phộng, hạt điều | |
Đồ uống: Bao gồm trà, cà phê, nước ngọt (có thể chứa caffein) | |
Nhóm B: 50 – 150 mg purin/100 g
|
Gia cầm: gà, vịt, ngỗng… |
Thịt đỏ: Thịt bê, thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt xông khói… | |
Cá: ngoại trừ một số loại cá ở nhóm C | |
Hàu, trai và hầu hết các loại động vật có vỏ khác, tôm, sò | |
Bánh mì nguyên hạt và mì ống nguyên hạt | |
Ngũ cốc nguyên hạt: bột yến mạch, gạo lứt | |
Đậu, Đậu lăng, Đậu nành, Đậu phụ, Đậu Hà Lan, Đậu phộng, Bơ đậu phộng, Hạt điều, Đậu phộng | |
Rau chân vịt, măng tây, bơ, nấm | |
Nhóm C: 150 – 1000 mg purin/100 g
|
Thịt thú săn: gà lôi, thỏ, thịt nai, chim cút |
Thịt nội tạng: thận, tim, gan… | |
Một số hải sản: Sò điệp, Cá trích, Cá thu, Cá hương, Tôm hùm | |
Cá nhỏ – Nguyên con hoặc đã qua chế biến: Cá cơm, cá mòi, cá lóc, cá chạch trắng, cá cơm, cá diếc… |
Bảng thông tin về lượng purin trong thực phẩm (((https://yduoctaman.com.vn//wp-content/uploads/2021/03/Purine-Table.pdf))) được tham khảo từ sách Gout: The ‘At Your Fingertips Guide’ (Prof. R. Grahame, Dr. A. Simmonds and Dr. E. Carrey)
Việc kiêng không ăn thịt có thể làm cơ thể thiếu protein và các khoáng chất thiết yếu. Vì vậy, người bệnh gout vẫn có thể ăn thịt nhưng cần lựa chọn đúng loại thịt phù hợp và sử dụng đúng cách.
Nguyên tắc ăn thịt cho người bệnh gout
- Ăn thịt có hàm lượng purin thấp.
- Nên ăn thịt chín. Việc ăn thịt tái, sống sẽ làm bạn có nguy cơ nhiễm giun, sán và nhiều mầm bệnh khác.
- Chế độ ăn: nên thêm ăn rau củ, trái cây giàu vitamin C để ngăn ngừa tăng acid uric trong máu (((✅ PubMed Central: Vitamin C intake and serum uric acid concentration in men)))
Bệnh gout ăn được thịt gì?
Tránh nếu có thể
Tránh các loại thịt có hàm lượng purin cao:
☛ Thịt nội tạng: gan, thận, tim, lòng, lá lách, não và lưỡi…
☛ Thịt đỏ (((Thịt đỏ: thịt mang sắc đỏ khi còn tươi và không chuyển sang màu trắng khi nấu chín))): thịt dê, thịt cừu, thịt bò…
☛ Một số loại cá và hải sản: cá cơm, cá trích, cá thu, cá mòi, cá chuồn, cá hương, sò điệp, trứng cá, trứng cá muối, tôm càng xanh, tôm hùm…
Nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (((Vanderbilt University Medical Center))) ở Nashville cho thấy: Những người đàn ông ăn nhiều hải sản nhất có nguy cơ tăng acid uric cao hơn 50% so với những người ăn ít nhất.
☛ Thịt thú săn: gà lôi, gà rừng, thỏ, thịt nai, chim cút,…
☛ Nước luộc thịt
☛ Thịt chó
☛ Thịt mèo
PGS.TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế) cho biết (((Nguồn: https://zingnews.vn/thit-meo-co-dang-de-an-post538889.html))): Thịt mèo có hàm lượng đạm cao hơn thịt bò và thịt chó. Tình trạng bệnh gout, sưng đau khớp sẽ nặng hơn vì dư acid uric.
Ăn được trong chừng mực
☛ Hàu, trai và hầu hết các loại động vật có vỏ khác, tôm, sò…
☛ Một số loại cá (bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá da trơn, cá rô phi, cá bơn, cá thịt trắng…) có hàm lượng purine thấp hơn các loại cá khác và có thể được đưa vào chế độ ăn uống của bạn ở mức độ vừa phải (2 – 3 lần mỗi tuần) nếu bạn không tiêu thụ các thực phẩm giàu purin khác. (((Tham khảo: https://web.archive.org/web/20210118003335/https://www.healthcentral.com/slideshow/what-to-eat-with-gout)))
☛ Thịt gà: Người bệnh chỉ nên dùng tối đa 110 – 170 g mỗi ngày. Tùy theo cách chế biến và bộ phận mà hàm lượng purin sẽ khác nhau.
Thực phẩm | Tổng Purine tính bằng mg acid uric / 100 g |
Thịt ức gà (có da) | 175 |
Thịt gà luộc | 159 |
Thịt gà quay | 115 |
Chân gà (có da, bỏ xương) | 110 |
☛ Thịt lợn: Đây là loại thịt rất phổ biến, được dùng trong nhiều bữa ăn hằng ngày. Hàm lượng purin trong 100g thịt lợn lên tới 150 – 200mg. Nếu bị gout, bạn chỉ nên sử dụng tối đa 30 – 50 g mỗi ngày và 2 – 3 lần/tuần.
☛ Thịt vịt, thịt ngan: Trung bình 100 g thịt vịt, thịt ngan sẽ có 138 mg purin chuyển hóa thành acid uric. Bệnh nhân gout chỉ nên dùng tối đa 50 – 70 g thịt vịt/thịt ngan mỗi ngày.
Lưu ý theo dõi lượng protein nạp vào
Chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký (((Định nghĩa theo Wikipedia: Các chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký (Registered dietitian nutritionist – RD; RDN) là các chuyên gia y tế đủ trình độ để cung cấp lời khuyên về chế độ ăn uống an toàn, dựa trên bằng chứng khoa học, bao gồm đánh giá về những gì được ăn, đánh giá kỹ lưỡng về sức khỏe dinh dưỡng và kế hoạch điều trị dinh dưỡng cá nhân.))) Sandra Allonen ở BIDMC (((Beth Israel Deaconess Medical Center (BIDMC) ở Boston, Massachusetts là một bệnh viện giảng dạy của Trường Y khoa Harvard))) – người tư vấn dinh dưỡng cho các bệnh nhân gout, cho biết rằng: Người bình thường cần ít protein hơn nhiều so với mức họ có thể đang hấp thụ. Ví dụ người khỏe mạnh nặng 68kg (((150 pound ≈ 68 kg))) cần khoảng 54 g protein mỗi ngày – xấp xỉ với lượng có trong 170 g ức gà (((6 ounce ≈ 170 g))) – ngay cả khi họ có khả năng bị bệnh gout. (((http://blog.arthritis.org/gout/best-meat-for-gout-diet/)))
Đối với người bệnh gout:
- Trước tiên, nên ưu tiên ăn protein có tính kiềm ở thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, ví dụ như rau, đậu và các loại hạt. Tiếp theo là cá, sau đó tới thịt gia cầm rồi mới tới thịt đỏ.
- Không sử dụng rượu, bia.
- Uống đủ nước, từ 2 – 2,5 lít/ngày để tăng cường đào thải acid uric qua nước tiểu, nên uống nước khoáng kiềm.
- Duy trì cân nặng ở mức phù hợp, cần giảm cân nếu béo phì. Nghiên cứu (((✅ PubMed Central: Close correlation between visceral fat accumulation and uric acid metabolism in healthy men))) cho thấy việc tích tụ mỡ nội tạng có ảnh hưởng xấu tới quá trình chuyển hóa acid uric, làm tăng nồng độ acid uric trong máu.
Thức ăn chỉ chiếm 30% thành phần acid uric trong máu. Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng là điều cần thiết để nâng cao sức khỏe và làm giảm nồng độ acid uric. Tuy nhiên, để điều trị tận gốc bệnh gout thì bạn vẫn cần gặp bác sĩ và tuân thủ phác đồ điều trị phù hợp.
Bài viết liên quan:
- Người bị bệnh gút có uống sữa được không? Loại sữa nào phù hợp?
- Bệnh gút có ăn được thịt gà không? Ăn như thế nào cho đúng?
Ý kiến của bạn