Gút là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao dẫn đến lắng đọng tại các khớp, gây đau đớn dữ dội. Chúng ta có thể kiểm soát cơn gút bằng một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Vậy bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng như thế nào cho phù hợp với bệnh nhân gút? Hãy cùng Y Dược Tâm An tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mục lục
Vai trò dinh dưỡng đối với việc điều trị bệnh gút
Cùng với sự phát triển về kinh tế – xã hội hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh gút có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Gút không chỉ ảnh hưởng đến vận động mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sức khỏe của người bệnh. Nguyên nhân gây gút thường gặp và chủ yếu nhất là do chế độ ăn uống chưa khoa học và hợp lý. Chính vì vậy, người bệnh cần có một chế độ ăn uống phù hợp để tầm soát cơn gút cấp và nâng cao sức khỏe.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cần kết hợp với lối sống lành mạnh, chế độ ăn khoa học, tập thể dục đều đặn thì điều trị mới có hiệu quả. Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng là biện pháp điều trị không đặc hiệu nhưng rất quan trọng giúp phục hồi các khớp, giảm đau, kháng viêm và hỗ trợ điều trị.

Thức ăn ảnh hưởng đến bệnh gút như thế nào?
Nguyên nhân quan trọng gây tăng nồng độ acid uric trong huyết tương là do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể. Có 2 nguồn purin. Một là purin nội sinh như các sản phẩm thoái hóa của các ADN, gen,… chiếm khoảng 70% lượng acid uric trong cơ thể và khó có khả năng can thiệp. Hai là purin ngoại sinh, purin được cung cấp từ giáng hóa nucleotide trong thức ăn, chiếm 30%.
Đối với người khỏe mạnh, acid uric có thể được loại bỏ một cách hiệu quả. Thế nhưng, đây thật sự là một vấn đề đối với người mắc gút. Một bữa ăn giàu purin cũng có thể khiến người bệnh đối mặt với một cơn gút cấp (((✅ PubMed Central: Risk Factors for Gout and Prevention: A Systematic Review of the Literature)))
Mục tiêu ăn kiêng cho người bệnh gút
Gút là một bệnh mãn tính hoặc lâu dài. Phát triển thói quen ăn uống lành mạnh suốt đời có thể giúp một người kiểm soát các triệu chứng của họ. Chế độ ăn kiêng bệnh gút hay hiểu đơn giản là chế độ ăn giúp người bệnh có thể giúp giảm nồng độ acid uric trong máu. Chế độ ăn phù hợp không thể chữa gút hoàn toàn nhưng nó có thể làm giảm nguy cơ tái phát các cơn gút cấp và làm chậm sự tiến triển của tổn thương khớp.
Một nguyên tắc chung mà bệnh nhân mắc gút cần lưu ý là nên ăn những phần thức ăn lành mạnh vừa phải. Không phải là kiêng tất cả các thực phẩm có chứa purin mà cần có cách kết hợp chúng hợp lý và khoa học.

Đạt được cân nặng hợp lý và có thói quen ăn uống tốt
Thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gút. Thực tế cho thấy những người béo phì đặc biệt ở nam giới có nguy cơ gút rất cao. Giảm số lượng calo và giảm cân, ngay cả khi không có chế độ ăn hạn chế purin, có thể làm giảm mức axit uric và giảm số lượng các cơn gút. Tuy nhiên, nhịn ăn có thể làm bệnh gút trở nên nghiêm trọng khi mất nước.
Nên tránh các thức ăn giàu purin
Tránh một số, nhưng không phải tất cả, một số thực phẩm có thể kiểm soát nồng độ axit uric vẫn có thể hàm chứa một lượng purin trong thành phần. Để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, bạn có thể sử dụng các thực phẩm có lượng trung bình và thấp.
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Bằng cách uống đủ nước tăng tuần hoàn tăng đào thải acid uric ra ngoài thông qua đường nước tiểu.
Bệnh gút nên ăn gì?

Bạn có thể ăn thực phẩm ít purin (< 100 mg purin/100 g) – thường an toàn cho người bệnh gout:
Trái cây: hầu hết các loại trái cây nói chung đều tốt cho bệnh gút. Đặc biệt trái Anh đào còn có thể giúp ngăn ngừa các cơn gút cấp bằng cách giảm nồng độ acid uric máu và giảm mức độ viêm sưng.
Rau củ: Tất cả các loại rau đều tốt cho bệnh nhân mắc gút, ví dụ khoai tây, đậu đỗ, các loại nấm, cà tím hay các loại rau xanh đậm.
Quả hạch
Ngũ cốc nguyên hạt: bao gồm yến mạch, gạo lứt và lúa mạch… là nguồn carbohydrat không béo và rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt về tim mạch.
Trứng.
Sản phẩm từ sữa: Tất cả các loại sữa đều có mức purin trung bình nhưng sữa ít béo có thể tốt hơn (((✅ PubMed Central: Milk- and soy-protein ingestion: acute effect on serum uric acid concentration)))
Một số thức uống như cà phê, trà và trà xanh cũng rất tốt cho người mắc gút nếu sử dụng đúng cách. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thói quen sử dụng cà phê điều độ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Uống cà phê có thể không tốt với một số bệnh lý khác. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về lượng cà phê có thể dùng phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Thảo mộc.
Dầu thực vật tốt cho sức khỏe như dầu ô liu, dầu dừa,…
Bổ sung vitamin C: Nghiên cứu cho thấy vitamin C có tác dụng làm giảm acid uric máu. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng bổ sung vitamin C liệu có phù hợp với chế độ ăn uống và thuốc đang dùng.
Nước: Hãy uống nhiều nước vì điều này sẽ thúc đẩy quá trình đào thải acid uric.
Bệnh gút nên kiêng ăn gì?

Bạn cần tránh các thực phẩm có hàm lượng purin khá cao – cao (> 150 – 200 mg/100 g) và thực phẩm có hàm lượng fructose cao:
Thịt đỏ: thịt dê, thịt cừu, thịt nạc bò…
Thịt thú săn: gà lôi, thịt bê, thịt nai…
Một số loại cá chẳng hạn như cá trích, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết chấm đen… có hàm lượng purin cao hơn các loại khác.
Hải sản khác: sò điệp, cua, tôm, trứng cá,…
Thịt nội tạng: gan, thận, não… có hàm lượng purin cao và góp phần làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
Thực phẩm và đồ uống có đường: Hạn chế hoặc tránh nước ép trái cây, nước ngọt có đường…
Đường bổ sung: Mật ong, mật cây thùa và sirô ngô có hàm lượng fructose cao.
Rượu, bia: Bia và rượu chưng cất có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh gút và các cơn tái phát. Uống rượu vang vừa phải dường như không làm tăng nguy cơ bị bệnh gút.
Men: Men dinh dưỡng, và các chất bổ sung men khác.
Thực phẩm mà người bệnh gout có thể ăn với mức độ vừa phải
Theo Healthline (((Best Diet for Gout: What to Eat, What to Avoid))), ngoại trừ thịt thú săn, thịt nội tạng cùng một số loài cá, hầu như các loại thịt còn lại đều có thể ăn với mức vừa phải (giới hạn ở mức 115 – 170 gam/tuần). Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thì cơn gút có thể xảy ra.
Thực đơn mẫu 1 ngày dành cho người bị gút
Bữa ăn sáng | Bữa ăn trưa | Bữa ăn chiều | Bữa ăn tối |
– Ngũ cốc nguyên hạt, không đường với sữa tách béo hoặc ít béo
– 1 cốc dâu tây tươi – Cà phê – Nước |
– Lát gà nướng (2 lạng) với mù tạt nguyên hạt
– Salad trộn với rau củ, 1 muỗng hạt nuts, giấm và sốt dầu ô liu – Sữa tách béo hoặc nước |
– 1 cốc anh đào tươi
– Nước |
– Cá hồi nướng (90 – 110 g)
– Đỗ luộc – Cơm trắng – Sữa chua ít chất béo – Đồ uống không chứa caffein, chẳng hạn như trà thảo mộc |
Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp ngăn ngừa sự tăng acid uric máu. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn!
(((https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/gout-diet/art-20048524))) (((https://patient.info/news-and-features/gout-diet-sheet)))
Bài viết liên quan:
[GỢI Ý] Thực đơn cho người bệnh Gout trong 1 tuần
Ý kiến của bạn