Y Dược Tâm An - Thông tin sức khỏe

  • Trang Chủ
  • Bệnh
  • Thực Phẩm Chức Năng
    • Mẹ Và Bé
    • Cơ Xương Khớp
    • Giảm Cân
    • Hô Hấp
    • Nội Tiết
    • Sinh Lý Nam
    • Sinh Lý Nữ
    • Thần Kinh
    • Tiêu Hóa
    • Tim Mạch
    • Vitamin Và Khoáng Chất
  • Thuốc
  • Dược Mỹ Phẩm
  • Chăm Sóc Cá Nhân
  • Thiết Bị Y Tế
  • Góc Sức Khỏe
    • Mẹ Và Bé
  • Xem Thêm
    • Hỏi đáp
    • Giới Thiệu
Trang chủ » Bệnh » Bệnh gút có ăn được thịt gà không? Ăn như thế nào cho đúng?

Bệnh gút có ăn được thịt gà không? Ăn như thế nào cho đúng?

Được chia sẻ: Nguyễn Quý Dưỡng | Ngày chia sẻ: 13 Tháng Tư, 2021 | Lượt xem: 202 views

Thịt gà là một thực phẩm bổ dưỡng và quen thuộc trong mỗi căn bếp. Đã có rất nhiều các tranh luận về vấn đề bệnh gút có ăn được thịt gà không? Hãy cùng Y Dược Tâm An theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn.

Bệnh gút có được ăn thịt gà không?

Mục lục

  • Giá trị dinh dưỡng và hàm lượng purin trong thịt gà
  • Bệnh gút có ăn được thịt gà không ?
  • Nguyên tắc sử dụng thịt gà phù hợp cho người bệnh gút
    • Ăn thịt gà ở lượng vừa đủ
    • Lựa chọn phần thịt gà phù hợp
    • Chế biến đúng cách
    • Cắt giảm các thực phẩm giàu purin trong cùng bữa ăn
  • Các món ăn từ thịt gà cho người bệnh gút
    • Salad ức gà truyền thống
    • Salad bơ ức gà
    • Canh bắp cải cuộn ức gà
    • Ức gà xào sả ớt
  • Lưu ý khi sử dụng thịt gà cho bệnh nhân gút

Giá trị dinh dưỡng và hàm lượng purin trong thịt gà

dinh dưỡng trong thịt gà
Gà là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Thịt gà có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt và cần thiết cho sức khỏe như vitamin B, photpho, sắt,…

Bên cạnh đó, nó còn chứa chất có khả năng kiểm soát hàm lượng Homocystein – một loại acid amin có hại, chủ yếu gây tình trạng xơ vữa mạch máu ở tim và não. Điều này giúp phòng ngừa các biến chứng tim mạch cho bệnh nhân gút.

Phospho trong thịt gà kích thích thận tăng bài tiết nước tiểu, nhờ đó tăng đào thải acid uric, giảm acid uric trong máu, hạn chế các cơn gút.

Ngoài ra, thịt gà còn chứa hàm lượng Selenium – một chất có khả năng vô cùng quan trọng với người mắc gút. Đó là ngăn chặn khả năng kết tủa acid uric, giảm lắng đọng tinh thể tại các khớp gây gút.

Đối với các bệnh nhân gút, hàm lượng purin trong thịt gà là một trong những chỉ số đáng quan tâm nhất. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt gà có hàm lượng purin ở mức trung bình và thay đổi theo các bộ phận từ thấp đến rất cao.

Theo American Dietetic Association, hàm lượng purin trong 100g thịt gà được đánh giá cụ thể như sau. [1]Kiyoko Kaneko, Yasuo Aoyagi, Tomoko Fukuuchi, Katsunori Inazawa, Noriko Yamaoka. Total Purine and Purine Base Content of Common Foodstuffs for Facilitating Nutritional Therapy for Gout and … Continue reading

Loại thịt gà Tổng hàm lượng purin Đánh giá
Đùi gà 68.8 mg thấp
Ức gà (đã bỏ da) 141.2 mg vừa phải
Cánh gà 137.5 mg vừa phải
Chân gà 122.9 mg vừa phải
Gan gà <300 mg cao

Bệnh gút có ăn được thịt gà không ?

Để trả lời câu hỏi bệnh nhân gút có được ăn thịt gà hay không? Bạn hãy tìm hiểu từ nguyên nhân gây gút. Gút là một bệnh mãn tính hoặc lâu dài, liên quan đến chế độ ăn uống do nồng độ acid uric quá cao, dẫn đến sự lắng đọng tại các khớp, gây đau đớn dữ dội.

nguyên nhân gây bệnh gút
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh gút

Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định thịt gà là một loại thực phẩm có lượng purin ở mức trung bình, có thể chấp nhận được cho bệnh nhân gút. Bên cạnh đó, khi ăn ở một mức độ vừa phải, thịt gà còn cung cấp acid béo omega-3 – giúp giảm nguy cơ về các bệnh tim mạch. [2]American Heart Association: Meat, Poultry, and Fish: Picking Healthy Proteins

Bởi vậy, bệnh nhân gút cũng cần tuân thủ một chế độ ăn và sử dụng thịt gà hợp lý, khoa học. Chế độ ăn thịt gà khoa học và hợp lý là như thế nào? Có nguyên tắc sử dụng thịt gà cho bệnh nhân gút hay không?

Nguyên tắc sử dụng thịt gà phù hợp cho người bệnh gút

nguyên tắc sử dụng thịt gà
Sử dụng thịt gà hợp lý có thể kiểm soát tốt cơn gút cấp

Bệnh nhân gút có 4 nguyên tắc cần chú ý khi sử dụng thịt gà:

Ăn thịt gà ở lượng vừa đủ

Ngoài thịt nội tạng, thịt thú săn và một số loại cá nhất định (cá trích, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm,…), hầu hết các loại thịt đều có thể được tiêu thụ ở mức vừa phải (trong đó có thịt gà).

Bên cạnh thịt gà, một số loại thịt có mức purin vừa phải (100 – 200mg trên 100g) có thể kể đến như: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu.

Bệnh nhân gout cần giới hạn tổng lượng thịt sử dụng ở mức 115 – 170 gam một vài lần mỗi tuần là hợp lý. Nếu ăn quá nhiều, sự dư thừa purin và tăng acid uric máu có thể gây ra cơn gút. [3]Healthline: Best Diet for Gout: What to Eat, What to Avoid

Lựa chọn phần thịt gà phù hợp

Không phải bộ phận nào của gà cũng có hàm lượng purin như nhau. Với mỗi cách chế biến khác nhau thì món gà cũng có lượng purin khác biệt.

Người bệnh gút chỉ nên ăn những miếng thịt gà nạc nhất và bỏ da như lườn và ức gà. Tránh ăn nội tạng gà như gan, mề,… vì hàm lượng purin ở đó khá cao.

Chế biến đúng cách

Bạn nên tránh thêm nước sốt kem hay nước thịt. Bên cạnh đó nên chế biến thịt gà luộc, gà nướng (không có sốt béo, ngọt) thay vì chiên và rán gà.

Theo quan điểm dân gian, không nên chế biến thịt gà chung với cá chép vì chúng kị nhau.

Cắt giảm các thực phẩm giàu purin trong cùng bữa ăn

Nếu bạn sử dụng thịt gà thì không nên ăn thêm các loại thực phẩm giàu purin khác. Tốt nhất nên ăn gà kết hợp với các loại rau xanh, một số loại nấm,… các thực phẩm ít purin để tránh purin chuyển hóa quá nhiều thành acid uric sau bữa ăn, gây ra cơn gút cấp.

Các món ăn từ thịt gà cho người bệnh gút

Một trong những nguyên tắc sử dụng thịt gà là người bệnh gút chỉ nên ăn những miếng thịt gà nạc nhất và bỏ da như lườn và ức gà. Thường hai phần này khá khô nếu không biết cách chế biến chúng. Hãy tạm quên các món ăn quen thuộc như gà luộc, gà kho, gà rang và nhanh tay bỏ túi một vài món ăn đơn giản dễ làm, biến hóa phần ức gà “khó ăn, khô khan” trở nên hấp dẫn, đầy sức hút mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân gút.

Salad ức gà truyền thống

Ức gà là phần thịt nạc trắng, ăn luộc đơn thuần có thể hơi khô, khó ăn. Đúng với tiêu chí kết hợp thịt gà với các thực phẩm ít purin là rau củ quả thì salad ức gà truyền thống là một món ăn vừa thơm ngon vừa đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân gút!

món ăn từ thịt gà cho người bệnh gút
Cách làm món salad ức gà truyền thống

Nguyên liệu:

  • 1 phần ức gà (70g- 90g)
  • 5 quả cà chua bi
  • 1 quả dưa chuột
  • 1 – 2 bó xà lách
  • 1 bắp ngô
  • Sốt mè rang

Cách làm:

Về phần gà, có 2 cách chế biến.

☛ Cách một:

Bạn hãy rửa sạch miếng ức gà, đập nhẹ để miếng ức mềm hơn. Bỏ 1 vài lát gừng luộc cùng với miếng ức gà. Hãy luộc để gà chín vừa. Sau đó, để ngay miếng ức gà vào nước lạnh. Miếng ức sẽ đỡ khô hơn khi ngâm nước lạnh, rồi xé sợi.

☛ Cách thứ hai:

Bạn vẫn rửa sạch gà, sau đó thái gà hình quân cờ hoặc sợi chỉ bằng đầu ngón tay út. Bạn ướp với một chút dầu ô liu trong 5 phút, sau đó đảo đều trên chảo cho đến khi thịt vừa săn lại là được.

Ngô rửa sạch, bóc lấy hạt, luộc trong nước. Thực hiện sơ chế cà chua, dưa chuột và xà lách (rửa sạch, ngâm nước muối, cà chua bi thái đôi, ba; dưa chuột thái vát mỏng; xà lách để ráo nước, cắt ngắn vừa ăn). Sau đó cho sốt mè rang trộn đều với các loại rau quả và rồi trộn cùng gà.

Sốt mè rang thơm ngậy, kết hợp với sự tươi mát của các loại rau củ quả làm cho món ức gà vừa ngon miệng, bắt mắt, dễ ăn, tốt cho sức khỏe mà lại rất dễ làm.

Salad bơ ức gà

Bệnh nhân gút nên sử dụng các loại rau củ có màu xanh đậm và trái cây. Đặc biệt là các quả có khả năng giảm đau, kháng viêm, hạ acid uric máu, trong số đó có quả bơ.

Bơ có một lượng acid oleic – chất có khả năng chống oxy hóa mạnh, giảm tình trạng viêm trong cơ thể. Đặc biệt trong một trái bơ có tới 14% kali, hỗ trợ bài tiết acid uric ra ngoài rất hiệu quả. Tuy nhiên, người mắc gút cũng chỉ nên sử dụng bơ 2 quả/tuần.

salad bơ ức gà
Món salad bơ ức gà

Nguyên liệu:

  • 1/2 trái bơ
  • 4- 5 quả cà chua bi
  • Ức gà luộc/áp chảo: 90 – 120g
  • Nửa trái dứa: 30- 50g
  • Sốt dầu giấm/sốt mè rang
  • Ngô ngọt

Cách làm: tương tư như salad ức gà ở mục 1.

Chú ý: Khi chế biến bơ, hãy giữ lại phần xanh đậm sát vỏ bơ vì nó có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Canh bắp cải cuộn ức gà

Tiếp tục là một món ăn dễ làm, dễ ăn, biến ức gà khô khan trở thành hấp dẫn mà vẫn đảm bảo được nguyên tắc kết hợp thịt gà với thực phẩm chứa lượng purin thấp.

Một cuộn bắp cải gồm 3 phần: Nhân thịt, vỏ ngoài là bắp cải, dây buộc từ hành lá. Đây là món ăn ngon miệng, dễ ăn, dễ kết hợp với các món cơm.

Món bắp cải cuộn ức gà
Món bắp cải cuộn ức gà

Nguyên liệu:

  • Bắp cải: 1 bắp nhỏ
  • Nấm hương, mộc nhĩ
  • Cà rốt: 1 củ
  • Ức gà xay: 70 – 90g
  • Dầu ô liu
  • Hành lá

Cách làm:

☛ Với phần vỏ:

  • Trần mềm bắp cải và dây hành trong nước sôi. Lưu ý đừng trần hành và bắp cải quá lâu vì khi chín thì vỏ và dây sẽ mềm nhũn, không thể cuộn được.
  • Sau khi trần qua, hãy ngâm hành lá và bắp cải trong nước lạnh.
  • Bắp cải tách từng lá ra một.

☛ Với phần nhân:

  • Bước 1: Phần ức gà xay, nêm thêm dầu ô liu và tiêu, chút muối.
  • Bước 2: Lấy củ cà rốt nạo vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.
  • Bước 3: Ngâm nấm hương mộc nhĩ vào nước nóng. Để 5 – 7 phút, rửa sạch. Lấy hết số mộc nhĩ và 1/2 nấm hương, băm nhỏ.
  • Bước 4: Trộn đều hỗn hợp ức gà xay, mộc nhĩ, nấm hương và cà rốt băm.

Sau khi chuẩn bị xong bắp cải, hành lá và nhân thì bước tiếp theo là cuộn. Bước này giống như bạn đang cuốn nem rán và thêm bước cố định bằng hành lá. Chú ý nhẹ tay và cẩn trọng.

Chuẩn bị thêm một nồi nước, bạn cho hết số nấm hương nguyên vẹn vào nồi. Nhỏ lửa, nếu không sẽ làm vỡ hết các cuộn bắp cải. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng và trước khi tắt bếp có thể cho thêm ít rau mùi thái nhỏ để tăng thêm hương vị.

Ức gà xào sả ớt

Đây cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, tạo ra khẩu vị mới lạ cho bệnh nhân gút.

ức gà xào xả ớt
Món ức gà xào xả ớt thơm ngon

Nguyên liệu:

  • 100g ức gà
  • 2 – 3 cây sả
  • 2 quả ớt
  • Tỏi, gừng băm
  • Dầu ô liu

Cách làm:

  • Thịt gà rửa sạch, cắt hình quân cờ vừa ăn.
  • Sả đập dập, cắt lát xéo. Ớt cắt lát nhỏ.
  • Cho ức gà vào bát, thêm dầu ô liu, một chút tiêu và một chút muối, nước mắm. Ướp cùng tỏi, gừng băm trong 10 – 15 phút.
  • Để nóng chảo, cho sả thái xéo, gừng tỏi băm phi hơi vàng thơm. Sau đó cho gà đã ướp vào chảo, đảo đều tay, thêm ớt và nêm nếm cho vừa miệng.

Lưu ý khi sử dụng thịt gà cho bệnh nhân gút

Trong cơn gút cấp, bệnh nhân không nên sử dụng thịt gà vì có thể làm tăng lượng purin khiến nồng độ acid uric máu tăng.

Bên cạnh đó, bệnh nhân đang có vết thương hở, viêm, sưng, mưng mủ cũng không nên ăn thịt gà đặc biệt là da gà vì sẽ khiến vết thương sưng hơn và lâu lành hơn. Ngoài ra, nó còn có nguy cơ để lại sẹo lồi rất cao.

Với những người có chức năng thận suy giảm cũng nên hạn chế ăn thịt gà. Thứ nhất do khả năng thải acid uric không tốt. Thứ hai, thịt gà là thực phẩm giàu protein nên có thể làm tăng nguy cơ tạo sỏi ở thận.

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “bệnh gút có ăn được thịt gà không?”. Nếu còn bất kì thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, bạn hãy để lại câu hỏi bên dưới bài viết để được giải đáp!

[4]https://www.livestrong.com/article/443122-chicken-for-gout-sufferers/ [5]https://www.verywellhealth.com/chicken-and-gout-5092840

Xem thêm:

Bệnh gout ăn được thịt gì? Lưu ý để bệnh không nặng thêm

Bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn gì? Vai trò của dinh dưỡng đối với bệnh

Chú thích, tham khảo[+]

Chú thích, tham khảo
↑1 Kiyoko Kaneko, Yasuo Aoyagi, Tomoko Fukuuchi, Katsunori Inazawa, Noriko Yamaoka. Total Purine and Purine Base Content of Common Foodstuffs for Facilitating Nutritional Therapy for Gout and Hyperuricemia
↑2 American Heart Association: Meat, Poultry, and Fish: Picking Healthy Proteins
↑3 Healthline: Best Diet for Gout: What to Eat, What to Avoid
↑4 https://www.livestrong.com/article/443122-chicken-for-gout-sufferers/
↑5 https://www.verywellhealth.com/chicken-and-gout-5092840
Tác giả: Nguyễn Quý Dưỡng
★★★★★★
Chia sẻ

Nguyễn Quý Dưỡng

Nguyễn Quý Dưỡng - K73 Đại học Dược Hà Nội.

Bài viết liên quan
Bệnh gút có uống cà phê được không?

Bệnh gút uống cà phê được không?

Bệnh gout ăn được thịt gì?

Bệnh gout ăn được thịt gì? Lưu ý để bệnh không nặng thêm

Sữa dành cho người bệnh gout

Người bị bệnh gút có uống sữa được không? Loại sữa nào phù hợp?

Bài viết nên xem
Bộ sản phẩm Dara - Tạm biệt nám, tàn nhang

[REVIEW] Dara trị nám tàn nhang có tốt không? Giá bao nhiêu?

logo Satochi

Viên sủi tiểu đường Satochi có tốt không? Giá bao nhiêu?

Bệnh gút có được ăn thịt gà không?

Bệnh gút có ăn được thịt gà không? Ăn như thế nào cho đúng?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Facebook
Facebook

Bài viết mới nhất

Viên sủi TOCA có bán ở hiệu thuốc không? Công dụng, giá bán

Viên sủi TOCA có bán ở hiệu thuốc không? Công dụng, giá bán

T5, 8 Tháng Chín, 2022

[REVIEW] Cốc nguyệt san BeUCup có tốt không? Cách sử dụng

[REVIEW] Cốc nguyệt san BeUCup có tốt không? Cách sử dụng

T4, 7 Tháng Chín, 2022

[REVIEW] Cốc nguyệt san Ovacup có tốt không? Cách dùng

[REVIEW] Cốc nguyệt san Ovacup có tốt không? Cách dùng

T2, 5 Tháng Chín, 2022

[CHÍNH HÃNG] Sữa tăng cân HiWeight có tốt không? Giá bán

[CHÍNH HÃNG] Sữa tăng cân HiWeight có tốt không? Giá bán

T2, 5 Tháng Chín, 2022

Tại sao mẹ nên chọn sản phẩm tăng chiều cao Hito cho con?

Tại sao mẹ nên chọn sản phẩm tăng chiều cao Hito cho con?

T2, 22 Tháng Tám, 2022

  • Copyright © 2021 - yduoctaman.com.vn. All Rights Reserved.
  • Thiết kế web: caia.vn
↑