Hiện nay, ở nước ta, bệnh Gout ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Ngày càng nhiều người tìm đến các phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược thiên nhiên, điển hình trong số đó là bài thuốc dùng cao gắm chữa bệnh Gout. Vậy công dụng và cách sử dụng của bài thuốc này là gì? Bạn đọc hãy cùng Y Dược Tâm An theo dõi bài viết dưới đây để nắm được câu trả lời cụ thể nhất.
Mục lục
Tác dụng của cao gắm trong điều trị bệnh Gout
Bệnh Gout hay còn được nhân dân ta gọi là căn bệnh nhà giàu, bởi lẽ nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do lối sống kém lành mạnh và ăn nhiều loại thực phẩm chứa nhân purin, dẫn đến sự tăng Acid Uric trong máu. Điều này gây ra sự lắng đọng tinh thể muối Urat trong dịch khớp và các mô bao quanh. Hiện tượng này kéo dài trong một khoảng thời gian có thể gây ra các phản ứng viêm, sưng khớp và các biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan khác như: suy thận, sỏi thận, viêm gan,…
Bệnh Gout có thể chữa khỏi nếu như bệnh nhân được điều trị sớm và đúng cách. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc dân gian từ dược liệu như cao gắm, có công dụng hỗ trợ điều trị, đảm bảo độ an toàn, lành tính.
Cây dây gắm có tên khoa học là Gnetum montanum, thuộc họ Dây gắm Gnetaceae. Đây là một loại dây mọc leo trên các cây cao tới 10 – 12m, thân có nhiều mấu. Lá mọc đối, hình trứng, thuôn, hoa khác gốc. Dây gắm mọc hoang ở miền núi khắp nước ta nhưng phổ biến nhất vẫn là ở núi rừng Yên Bái. Do ở nơi đây, cao gắm được người dân tộc Tày sử dụng nhiều để chống lại các triệu chứng của bệnh Gout gây ra. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, cao gắm chính gốc là của dân tộc Tày tại Lục Yên – Yên Bái và hàm lượng hoạt chất của dây gắm tại đây cao nhất và tốt nhất.
Theo Đông y, cao gắm có vị đắng, tính ôn, có công dụng hiệu quả trong phòng trừ phong thấp, thư cân hoạt huyết, giải độc, giảm sưng đau, tiêm viêm, sát trùng, phòng và chữa các bệnh xương khớp nói chung.
Nhiều nghiên cứu trong y học hiện đại cũng đã chứng minh công dụng của cao gắm trong điều trị bệnh Gout. Phân lập dây gắm ta nhận thấy nhiều thành phần hóa học quý và tốt cho việc làm giảm Acid Uric trong máu như: 2 – hydroxy – 3 – methoxymethyl – 4 – methoxycarbony-lpyrrol, beta – sitosterol, 3 – diphenylpyrrole, 4′ – trihydroxy – 4 – methoxydibenzylether, N,N – dimethyl ethanolamin, 2 – hydroxy – 3 – methoxy – 4 – methoxycarbonypyrrol, resveratrol,…
Một số hoạt chất trong cao gắm giúp hòa tan tinh thể muối Urat trong dịch khớp thành các phân tử nhỏ. Do đó, các tinh thể nhỏ này dễ lưu thông qua các mạch máu và được đào thải qua thận ra ngoài cơ thể, giúp cho nồng độ Acid Uric trong máu không tăng lên quá cao.
Cao gắm được đánh giá cao trong việc làm giảm các triệu chứng sưng đau ở các khớp. Do đặc tính của cao gắm là tiêu viêm và giảm đau. Vì vậy, ngoài việc giúp tăng cường chuyển hóa, đào thải và giảm nồng độ Acid Uric thì cao gắm còn giúp người bệnh giảm nhanh các cơn đau do bệnh Gout gây ra.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, cao gắm giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường, phục hồi chức năng gan, thận và phòng ngừa các biến chứng bệnh Gout tại các cơ quan này. Do đó, gan, thận sẽ hoạt động hiệu quả và thực hiện tốt chức năng đào thải Acid Uric ra ngoài.
Cách sử dụng cao gắm chữa bệnh Gout
Trong y học cổ truyền, người ta thường lấy thân và rễ của cây dây gắm làm thuốc. Sau khi được rửa sạch, sao khô và sơ chế cẩn thận, cùng với những nguyên liệu đã có đem đun nhừ 3 ngày đêm, cô đặc và tinh lọc để thành cao gắm.
Người bệnh có thể mua sẵn cao gắm hoặc tự chế biến ở nhà, sau đó sử dụng các bài thuốc dân gian từ cao gắm. Bạn có thể tham khảo và áp dụng một số cách dưới đây:
Pha nước cao gắm uống
Với nguyên liệu đơn giản là cao gắm, bài thuốc có công dụng giảm các triệu chứng sưng đau tại các khớp xương trong các cơn Gout cấp.
➤ Cách thực hiện:
- Cho 5g cao gắm vào 350ml nước đun sôi, hòa đến khi cao tan hết.
- Sử dụng trực tiếp khi còn ấm và uống sau bữa ăn.
- Mỗi ngày người bệnh nên sử dụng từ 10 – 15g cao gắm để đạt được hiệu quả cao.
Cách ngâm rượu cao gắm
➤ Nguyên liệu cần có: cao gắm, rượu trắng.
➤ Cách thực hiện:
- Ngâm 100g các lát mỏng cao gắm trong 2L rượu trắng.
- Thời gian ngâm từ 1 đến 2 ngày hoặc sau khi cao gắm tan hết là có thể sử dụng được.
- Mỗi lần uống từ 40 – 50ml (tương đương với 1 chén nhỏ) và uống sau bữa ăn.
Chữa bệnh Gout bằng cao gắm có hiệu quả không?
Cao gắm là một loại dược liệu có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, có công dụng chính là tiêu sưng, giảm đau, sát trùng. Do đó, người dùng hoàn toàn có thể yên tâm về công dụng cũng như độ an toàn, lành tính của bài thuốc. Đây chính là ưu điểm vượt trội của cao gắm cũng như các loại thảo dược so với việc sử dụng thực phẩm chức năng hay các loại thuốc điều trị bệnh Gout.
Sử dụng cao gắm chữa bệnh Gout được nhiều người truyền tai nhau về công dụng cũng như độ hiệu quả của nó. Tuy nhiên, cũng giống như các bài thuốc dân gian khác, dùng cao gắm chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị bên cạnh phác đồ điều trị chính thức. Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cao gắm có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh Gout. Do đó, người bệnh chỉ nên dùng bài thuốc như một phương pháp hỗ trợ và cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn trong quá trình điều trị.
Hiệu quả của cao gắm trong điều trị bệnh Gout còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Bạn nên lưu ý sử dụng bài thuốc một cách đều đặn, không ngắt quãng hay dừng sử dụng giữa chừng.
Lưu ý
Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
➤ Bài thuốc dùng cao gắm chữa bệnh Gout không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
➤ Dừng sử dụng bài thuốc ngay lập tức nếu phát hiện thấy sức khỏe bất thường và nên đi thăm khám kiểm tra sức khỏe.
➤ Người bệnh nên chọn mua cao gắm ở những cơ sở uy tín và chất lượng, tránh mua phải hàng giả gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
➤ Sử dụng cao gắm chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị với những thể bệnh Gout từ nhẹ đến trung bình. Đối với những trường hợp bệnh tiến triển nặng, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị kịp thời.
➤ Nên thực hiện chế độ ăn cho người bệnh Gout kết hợp với lối sống lành mạnh.
➤ Bệnh nhân có thể thay đổi linh hoạt bài thuốc từ cao gắm để tránh sự nhàm chán.
➤ Thường xuyên tập luyện thể lực phù hợp với tuổi tác và tình trạng bệnh lý của bản thân. Vận động giúp các khớp xương linh hoạt và chuyển động dễ dàng hơn, giúp cơ thể khỏe mạnh.
➤ Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể (từ 2 – 4L) mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh Gout cũng có thể sử dụng các loại nước khoáng kiềm để thay thế.
➤ Chú ý giữ ấm cơ thể và các vị trí tổn thương, đặc biệt khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết. Thời tiết lạnh có thể khiến các phản ứng sưng viêm trở nên trầm trọng hơn bình thường.
➤ Trong quá trình điều trị, người bệnh nên tránh lao động quá sức và vận động nặng, điều này có thể gây tổn thương các vị trí khớp viêm và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hy vọng thông qua bài viết này, người bệnh có thể nắm được những thông tin hữu ích về dược liệu cao gắm trong điều trị bệnh Gout.
Ý kiến của bạn