Gout là bệnh viêm khớp do sự lắng đọng các tinh thể muối urat trong dịch khớp. Nguyên nhân là do tăng acid uric trong máu. Bệnh gout gây ra những cơn đau vô cùng khủng khiếp. Tuy nhiên, chỉ cần thực hiện một chế độ ăn uống điều độ thì sẽ giúp giảm đáng kể những triệu chứng viêm do gout. Bài viết dưới đây, Y Dược Tâm An gợi ý thực đơn cho người bệnh gout. Bạn có thể tham khảo và áp dụng cho bản thân cũng như người thân trong gia đình.

Mục lục
Chế độ ăn ảnh hưởng đến người bệnh gout như thế nào?
Các thực phẩm chứa nhân purin chính là nguồn gốc sinh ra acid uric. Sau khi ăn các thực phẩm giàu purin, bộ máy tiêu hóa sẽ tiến hành thủy phân và chuyển hóa chúng. Kết quả của quá trình này chính là acid uric. Lâu dần, lượng acid uric trong máu ngày càng nhiều sẽ dẫn đến lắng đọng ở dịch khớp và gây ra các cơn đau gout.
Nguyên tắc quan trọng cần phải lưu ý trong chế độ ăn uống đối với bệnh nhân gout là phải hạn chế tối đa các thực phẩm có hàm lượng purin cao (< 500 mg/ngày).
Thực hiện chế độ ăn hợp lý không những giúp giảm đau, giảm sưng tấy mà còn hạn chế tái phát các cơn đau gout cấp cũng như ngăn chặn sự tiến triển của bệnh gout mạn tính.

Thực đơn cho người bệnh gout trong 1 tuần
Dưới đây là một thực đơn mẫu gợi ý cho các bệnh nhân gout trong thời gian một tuần. Tuy nhiên, không nhất thiết phải thực hiện đúng theo thực đơn cho người bệnh gout kể trên. Bạn có thể linh hoạt thay thế bằng các thực phẩm tương tự sao cho vừa phù hợp với khẩu vị của bản thân, vừa tốt cho sức khỏe.
Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa tối | |
Thứ hai | – Yến mạch hoặc ngũ cốc.
– Sữa chua – 1/4 cốc quả mọng (cam, kiwi, dâu tây,…) |
– Cơm (1,5 chén)
– 1 quả trứng gà chiên – 1/3 chén bông cải luộc – 1 chén canh rau ngót – Tráng miệng bằng 1 hũ yaourt hoặc trái cây. |
– Salad quinoa
– Ức gà luộc – Rau xanh |
Thứ ba | Sinh tố gồm:
– 1/2 cốc quả việt quất – 1/2 cốc rau chân vịt, 1/4 cốc sữa chua Hy Lạp và 1/4 cốc sữa ít béo hoặc sữa hạt. |
– Cơm gạo lứt (1 chén)
– Ức gà xào rau củ (ớt chuông, nấm đùi gà,…) – Cải thảo luộc – Canh khoai tây cà rốt. |
– Bánh mì ngũ cốc nguyên cám
– Trứng – Ruốc – Salad |
Thứ tư | – Sinh tố hoa quả gồm: chuối, bơ, cải keo, 1 muỗng cafe hạt chia. | – Cơm gạo lứt (1,5 chén)
– Đậu cô ve luộc – Thịt băm rang – Đậu phụ chiên mắm – Canh bí đao thịt heo |
– Salad
– Cá hồi nướng cùng măng tây – Cà chua bi |
Thứ năm | – 1 ổ bánh mì đen
– 1 quả trứng tráng – Cà chua – Rau xanh |
– 1,5 bát cơm gạo lứt
– Canh súp cà rốt khoai tây – Thịt heo kho đậu hũ – Nộm dưa leo |
– Salad quinoa
– Cà tím – Cà chua – Ức gà nướng – Có thể tráng miệng bằng 1 hộp sữa chua |
Thứ sáu | – Bánh mì đen nguyên cám
– Sữa hạt |
– 1 bát bún/phở gà
– Nước ép rau củ (chuối, bơ, kiwi, rau chân vịt) |
– 1 chén cơm gạo lứt
– Nui xào thịt heo – Bông cải xanh luộc – 1 quả táo tráng miệng |
Thứ bảy | – Cháo lúa mạch | – 1,5 chén cơm gạo lứt
– Thịt lợn xào hành tây – Rau bắp cải xào – Canh rau ngót |
– Bánh mì đen kẹp thịt gà với salad tươi
– Tráng miệng bằng hoa quả hoặc sữa chua |
Chủ nhật | – Sinh tố hoa quả (cần tây, chuối, táo xanh, sữa hạt), ngũ cốc, hạt chia | – 1,5 chén cơm gạo lứt
– Đậu cô ve xào – Đậu phụ sốt cà chua – Mướp đắng xào trứng – Nước ép (dưa hấu, dứa, cần tây,… |
– Salad ức gà
– 1 quả trứng tráng – Rau xanh – Cà chua |
Một vài lời khuyên về chế độ ăn uống dành cho người bệnh gout
“Thủ phạm” chính gây ra các cơn gout đột ngột chính là các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao. Vì vậy để kiểm soát và dự phòng các cơn gout cấp, bạn nên hạn chế ăn các loại thức ăn giàu purin. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh các thực phẩm giàu fructose (mật ong, siro chứa fructose,..).

Ngoài ra, người bệnh gout nên tránh bánh quy, bánh ngọt, bánh mì trắng,… Những thực phẩm này có hàm lượng dinh dưỡng thấp và là yếu tố nguy cơ gây tăng nồng độ acid uric trong máu.
Người bệnh gout nên kiêng ăn gì?
- Nội tạng động vật: gan, tim, não,…
- Các loại cá nước mặn: cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ,…
- Nấm men và các thực phẩm chế biến từ nấm men: men bia, men dinh dưỡng,…
- Các chất kích thích: rượu, bia, coffee, thuốc lá, chè…
- Các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt bê, đùi gà, thịt chó,…
- Các loại hải sản: cua, tôm, mực, sứa, ốc, …
- Thực phẩm có chứa đường fructose với hàm lượng cao: siro chứa fructose, mật ong,…
- Các loại nước ngọt có ga, nước ép trái cây.
Người bệnh gout nên ăn những thực phẩm nào?
Bệnh gout nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ. Đặc biệt là một số loại rau củ quả như: cải bẹ xanh, đậu đỏ, súp lơ xanh, dứa, cần tây, bí đỏ, bí đao,… Các thực phẩm giàu chất xơ này sẽ giúp hạn chế hấp thu đạm, từ đó sẽ giảm hàm lượng đạm và ức chế quá trình hình thành acid uric trong máu.

Chế độ ăn cho người bệnh gout cần đảm bảo những yếu tố nào?
Người bệnh gout cần có một chế độ ăn hợp lý để góp phần phòng tránh các cơn đau và đảm bảo duy trì sức khỏe. Một chế độ ăn uống tốt dành cho người bệnh gout cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Uống 2-2,5 lít nước/ngày. Nên uống các loại nước khoáng chứa kiềm.
- Tăng tỉ lệ sữa, rau quả, các loại hạt (lạc, điều, óc chó,…), các loại ngũ cốc (gạo, ngô, khoai, lúa mì, đại mạch,…) trong khẩu phần ăn.
- Hạn chế đạm trong khẩu phần ăn, tổng lượng đạm trong các loại thực phẩm nạp vào cơ thể chỉ ở mức 150 g/ngày.
- Hạn chế các loại chất béo động vật và thay vào đó là sử dụng các loại thực phẩm chứa chất béo từ thực vật như: bơ, lạc, vừng,…
- Nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo cung đủ chất dinh dưỡng cho các hoạt động khác của cơ thể.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt để việc trị bệnh gout đạt hiệu quả tối ưu
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, những bệnh nhân gout cũng cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt để quá trình điều trị và dự phòng bệnh gout có thể đạt mức độ tối ưu. Dưới đây là một vài lời khuyên về điều chỉnh chế độ sinh hoạt.
Giảm cân
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến khởi phát các đợt gout. Khi bạn thừa cân thì cơ thể sẽ gặp rối loạn trong việc sử dụng insulin để điều hòa đường huyết. Mặt khác, việc kháng insulin cũng góp phần thúc đẩy gia tăng nồng độ acid uric trong máu. Vì vậy, việc giảm cân là vô cùng cần thiết trong điều trị gout. Một mức cân nặng vừa phải sẽ tạo điều kiện để cơ thể giảm đề kháng với insulin và giảm nồng độ acid uric trong máu.
Tuy nhiên, việc giảm cân cần được thực hiện một cách khoa học, có kế hoạch cụ thể. Tránh áp dụng các phương pháp giảm cân cấp tốc, vì giảm cân cấp tốc cũng có thể gây tăng nồng độ acid uric.
Tập thể dục
Người bệnh gout nên tập thể dục thường xuyên 5-7 ngày/ tuần, mỗi ngày tối thiểu 30 phút. Cần chọn các hoạt động phù hợp với độ tuổi và thể trạng, tránh trường hợp tập thể dục đến kiệt sức. Có thể lựa chọn các môn thể thao để vừa giải trí, vừa rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, với những người cao tuổi thì duy trì thói quen đi bộ hằng ngày là phương pháp vừa đơn giản, vừa đưa lại hiệu quả cao.

Uống đủ nước
Duy trì uống 2-2,5 lít nước/ngày giúp loại bỏ lượng acid uric dư thừa trong máu, giảm nguy cơ lắng đọng các tinh thể muối urat trong dịch khớp. Đặc biệt, nên bổ sung các loại nước khoáng chứa kiềm để trung hòa bớt acid uric trong máu.
Nếu bạn tập thể dục hay hoạt động ngoài trời trong thời gian dài thì cần phải bổ sung lượng nước nhiều hơn.
Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn
Rượu, bia chính là “kẻ thù” số một của những bệnh nhân gout. Bởi vì, khi uống rượu bia, cơ thể sẽ ưu tiên đào thải chúng trước khi đào thải acid uric. Do đó làm tăng hàm lượng acid uric trong máu và dẫn đến gout.
Dùng thực phẩm bổ sung vitamin C
Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng, vitamin C có khả năng làm giảm lượng acid uric trong máu. Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn hằng ngày như: cam, chanh, dâu tây, kiwi, đu đủ, ớt chuông,…Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các viên uống vitamin C.

Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ phần nào giúp bạn có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm hằng ngày cũng như xây dựng được một chế độ sinh hoạt hợp lành mạnh để hạn chế các cơn đau do bệnh gout. Thực đơn cho người bệnh gout khoa học và sinh hoạt hợp lý không những đẩy lùi được bệnh tật mà còn giúp bạn vui khỏe, có nhiều năng lượng hơn để hoàn thành các mục tiêu trong cuộc sống.
Nếu còn thắc mắc về bất cứ vấn đề gì liên quan đến tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn có thể bình luận ở cuối bài viết để được đội ngũ của chúng tôi tư vấn.
(((https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/gout-diet/art-20048524))) (((https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27008448/)))
Bài viết liên quan:
- Bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn gì? Vai trò của dinh dưỡng đối với bệnh
- Acid uric cao nên ăn gì, kiêng gì? Những lưu ý cần biết
Ý kiến của bạn