Lá tía tô ngoài việc dùng làm tăng hương vị cho món ăn còn được dân gian sử dụng như một bài thuốc quý để chữa Gout. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi bạn thực hiện đúng cách. Trong bài viết này, hãy cùng Y Dược Tâm An tìm hiểu cách dùng lá tía tô trị bệnh gout như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!

Mục lục
Trong cuộc sống hiện đại, ngày càng có nhiều người mắc bệnh Gout hơn. Đây là một loại bệnh xảy ra do rối loạn chuyển hóa acid uric máu. Nồng độ acid uric trong máu cao sẽ gây lắng đọng các tinh thể urat. Sự lắng đọng này gây nên tình trạng sưng viêm, đau nhức. Lâu ngày có thể dẫn đến cứng khớp, biến dạng khớp.

Lá tía tô có thể chữa bệnh Gout như thế nào?
Lá tía tô hay còn được biết đến với nhiều tên như là: lá xích tô, lá tử tô… Cây tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens. Cây tía tô được trồng ở khắp nơi, chúng thường được sử dụng làm gia vị và làm thuốc.
Theo y học cổ truyền, lá tía tô có vị cay, tính ấm, đi vào 3 kinh Phế, Tâm, Tỳ. Nó được ứng dụng để chữa phong hàn, an thai, đau nhức xương khớp.
Theo y học hiện đại, sở dĩ lá tía tô có thể được sử dụng làm thuốc chữa Gout là nhờ:
☛ Dịch chiết lá tía tô có chứa (Z,E)-2-(3,4-dihydroxyphenyl) ethenyl ester và (Z,E)-2-(3,5-dihydroxyphenyl) ethenyl ester. Đây là hai hoạt chất đã được nghiên cứu là có khả năng ức chế men Xanthine Oxidase (((Bioassay-Guided Isolation and Identification of Xanthine Oxidase Inhibitory Constituents from the Leaves of Perilla frutescens))). Xanthine Oxidase là một loại men có trong cơ thể; nó có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành acid uric máu. Việc ức chế loại men này giúp cho lượng acid uric trong máu được kiểm soát, tình trạng bệnh Gout cũng sẽ được cải thiện.
☛ Trong một bài báo được đăng trên tạp chí Biological and Pharmaceutical Bulletin, các nhà nghiên cứu của Hiệp hội Dược phẩm Nhật Bản đã chỉ ra rằng: Luteolin được chiết ra từ lá tía tô cũng có tác dụng cải thiện tình trạng sưng đau do bệnh Gout.
☛ Lá tía tô có tác dụng lợi tiểu. Điều đó kích thích cơ thể bài tiết mồ hôi và nước tiểu, đào thải lượng acid uric dư thừa trong máu ra ngoài.
☛ Lá tía tô có chứa một lượng lớn tinh dầu. Các hoạt chất có trong tinh dầu của lá tía tô có tác dụng làm giảm thiểu sự nhiễm trùng, làm giãn mạch. Từ đó, các cơn đau do Gout gây ra cũng bị hạn chế đáng kể.
☛ Ngoài ra, các dinh dưỡng có trong lá tía tô: Vitamin A, Vitamin C, Canxi… cũng góp phần làm giảm sưng tấy, làm dịu các cơn đau.

5 chữa bệnh Gout bằng lá tía tô
Bạn có thể dễ dàng tìm mua lá tía tô ở nhiều nơi, như là: chợ, siêu thị, cửa hàng…Chữa bệnh Gout bằng lá tía tô là một biện pháp đơn giản, rẻ tiền nhưng đem lại một hiệu quả tốt. Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng lá tía tô trong hỗ trợ điều trị bệnh Gout:
Cách nấu nước lá tía tô uống chữa bệnh Gút
Đây là một bài thuốc được sử dụng để làm giảm nồng độ acid uric ở trong máu bệnh nhân Gout. Nó đơn giản, dễ thực hiện, đặc biệt phù hợp với những người bận rộn không có thời gian áp dụng các bài thuốc khác.
Bệnh nhân nên kiên trì sử dụng bài thuốc này mỗi ngày. Ít nhất là từ 2-3 tuần bệnh nhân mới bắt đầu cảm nhận được tác dụng của bài thuốc. Ngoài ra, nước lá tía tô còn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc cơ thể.
Cách thực hiện:
- Một nắm lá tía tô được rửa sạch. Sau đó ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 5-10 phút, vớt ra để ráo nước.
- Lá tía tô đem thái nhỏ.
- Đun sôi lá tía tô đã sơ chế với khoảng 2 – 2.5 lít nước lọc. Đậy nắp, đun sôi trong khoảng 10 phút để hoạt chất được hòa vào nước.
- Gạn lấy phần nước để sử dụng. Có thể bảo quản trong bình giữ nhiệt để đảm bảo độ ấm khi dùng.
- Chia nhỏ ra để uống thay cho nước lọc. Và nên uống trước bữa ăn từ 10 – 30 phút để ngăn ngừa sự lắng đọng acid uric.

Ngâm chân bằng nước lá tía tô
Ngoài cách sử dụng lá tía tô làm nước uống thay cho nước lọc, bạn có thể dùng nó để ngâm chân.
Vì nằm ở vị trí xa tim, nơi có nhiệt độ thấp nhất cơ thể, đôi chân là nơi thường phải gánh chịu những cơn đau do Gout gây ra. Việc ngâm chân với nước lá tía tô mỗi ngày giúp bệnh nhân giảm đáng kể các cơn đau nhức, giảm tình trạng co cứng, khó cử động ở các khớp. Đồng thời, ngâm chân với nước lá tía tô còn giúp bạn điều hòa nội tiết, cải thiện chức năng thần kinh, chữa mất ngủ…
Cách thực hiện:
- Một nắm lá tía tô rửa sạch, đun sôi với 2 lít nước.
- Sau khi đun sôi thì tắt bếp, đổ nước vào bồn ngâm.
- Có thể pha thêm nước khác, hoặc chờ đến khi nước ấm khoảng 45 độ thì cho chân vào ngâm.
- Thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi ngày 1 lần.

Đắp lá tía tô
Ngoài việc dùng nước lá tía tô với đường uống, bạn có thể sử dụng lá tía tô theo đường đắp ngoài da. Việc đắp lá tía tô sẽ giúp cho các dược chất được thấm qua da, từ đó làm giảm cơn đau do Gout cấp một cách đáng kể.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá tía tô còn tươi, rồi đem rửa sạch.
- Bạn có thể dùng tay vò nát nhẹ, hoặc cũng có thể thái nhỏ ra. Sau đó đem giã nhuyễn.
- Đắp bã tía tô này lên các vị trí đang viêm do Gout trong khoảng 15 phút.
- Sau đó, rửa sạch lại bằng nước ấm.
- Để tăng thêm hiệu quả, bạn có thể giã lá tía tô cùng với hỗn hợp lá lốt và muối.
- Kiên trì sử dụng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Dùng bột lá tía tô chữa bệnh Gút
Đối với những bạn không chịu được mùi hăng của lá tía tô tươi, bạn có thể nghiền lá tía tô để lấy bột. Hiệu quả của 2 cách thực hiện không khác nhau nhiều. Người bệnh có thể sử dụng bột lá tía tô để pha thành nước uống, cũng có thể dùng bã để đắp lên vùng sưng tấy.
Cách thực hiện:
- Dùng 1 thìa cà phê bột lá tía tô hãm với nước nóng như hãm trà.
- Dùng nước hãm được để uống thay nước mỗi ngày.
- Bạn cũng có thể tận dụng bã bột lá tía tô để đắp lên các khớp viêm.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi bệnh tình thuyên giảm

Dùng lá tía tô như một món ăn hàng ngày
Ngoài những phương pháp đã nêu ở trên, bệnh nhân có thể sử dụng như một thức ăn mỗi ngày. Điều này giúp bạn có thể kiểm soát được nồng độ acid uric máu, tiêu viêm, làm giảm các triệu chứng của Gout. Với cách làm này, người bệnh có thể hấp thu được tối đa các dưỡng chất của lá tía tô.
Cách đơn giản nhất là ăn sống 5 – 7 lá tía tô mỗi ngày. Bạn cũng có thể ăn kèm với thịt, phở, hoặc ăn cùng với các loại rau sống khác. Mùi hương của lá tía tô sẽ giúp cho bữa cơm nhà bạn trở nên thơm ngon hơn.
Tuy nhiên, việc ăn lá tía tô sống có thể gây nên tình trạng đau bụng, tiêu chảy. Nguyên nhân có thể là vì trên lá còn kí sinh trùng, vi khuẩn chưa được rửa sạch. Do đó, lúc mua lá tía tô, bạn chú ý nên chọn nguồn bán đảm bảo an toàn thực phẩm, nhớ rửa sạch chúng trước khi sử dụng nhé!
Lá tía tô trị bệnh Gout có hiệu quả không?
Trên đây là một số cách đơn giản sử dụng lá tía tô để hỗ trợ điều trị bệnh Gout. Bài thuốc đã mang lại một hiệu quả tốt, cải thiện đáng kể cách triệu chứng do bệnh Gout gây ra. Tuy nhiên, tác dụng của bài thuốc khá chậm và còn phụ thuộc một phần lớn vào cơ địa của từng người cùng tình trạng bệnh.
Bài thuốc chỉ phù hợp đối với bệnh nhân mắc bệnh nhẹ hoặc đang ở giai đoạn khởi phát. Vì vậy, bệnh nhân cần biết chính xác mình đang ở giai đoạn nào của bệnh để có thể có được hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị. Đối với trường hợp bệnh nhân đã mắc bệnh nặng, nên có sự tư vấn điều trị từ bác sĩ.
Một số lưu ý khi dùng lá tía tô chữa bệnh Gout
Lá tía tô mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Gout. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như đem lại hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý những điểm sau đây:
- Bệnh nhân không nên dùng quá liều, quá lạm dụng bài thuốc. Nó có thể sẽ gây nên một số các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn…
- Không nên tự ý sử dụng lá tía tô kết hợp với các loại thuốc khác mà chưa hỏi qua ý kiến của bác sĩ. Điều này có thể dẫn đến một số các tương tác thuốc gây nên những tác dụng không mong muốn.
- Người bệnh cần kiên trì sử dụng bài thuốc trong thời gian dài, không nên bỏ ngang.
- Không nên để nước lá tía tô qua đêm vì nó dễ bị thiu, mất chất dinh dưỡng.
- Những người bị dị ứng với lá tía tô, người sắp phẫu thuật, người bị tăng nhãn áp không nên sử dụng bài thuốc này.
- Nếu xuất hiện các triệu chứng lạ, bạn nên tạm ngừng sử dụng. Bệnh nhân có thể đến gặp bác sĩ để có thêm lời khuyên và phương hướng trị liệu hợp lý.
- Người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp để bệnh hồi phục nhanh chóng hơn.
Bạn có thể xem video sau:
Ý kiến của bạn